Categories
Get useful informations
Sign up to receive news
The topics you are interested in:

New posts

Interesting article? Share:

How to build operating procedures business in the digital era

Table of contents article

Xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp là hoạt động quản trị quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần thực hiện ngay từ những giai đoạn đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển đổi sang doanh nghiệp số như hiện nay thì hoạt động vận hành càng được ưu tiên hàng đầu, cần thiết lập được quy trình chuẩn hóa trước khi số hóa lên hệ thống quản trị số để đem lại sự hiệu quả khi vận hành hoạt động sau số hóa.

The same Lac Viet Computing theo dõi chi tiết để hiểu về quy trình vận hành là gì, 5 giai đoạn xây dựng và các mô hình – giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay.

1. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động vận hành số

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa xây dựng được hệ thống quy trình vận hành chất lượng hoặc đã có quy trình nhưng chưa chuẩn hóa, chưa ứng dụng được công nghệ vào trong quy trình dẫn đến nhiều hệ lụy xấu trong hoạt động quản trị.

Dưới đây là những vấn đề mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua nếu như áp dụng các vận hành truyền thống.

1.1 Chưa xây dựng được bộ quy trình vận hành hiệu quả

  • Chưa xây dựng được bộ quy trình làm việc thống nhất hoặc đã có quy trình nhưng chưa được tối ưu hóa dẫn đến lãng phí thời gian hoặc các tài nguyên vận hành quy trình.
  • Chưa có quy chế phối hợp công việc giữa các phòng ban dẫn đến sự chậm trễ, sai sót, đổ lỗi cho nhau khi các bộ phận làm việc chung với nhau.
  • Chưa xây dựng được các chỉ số và chưa có công cụ đo lường hiệu suất – hiệu quả hoạt động của các cá nhân, bộ phận, không đánh giá được hiệu quả của toàn bộ quy trình vận hành doanh nghiệp.
  • Do không có số liệu cụ thể về các hoạt động dẫn đến việc ra các quyết định về sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, vật tư không hợp lý, gây lãng phí.

1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm – dịch vụ chưa chặt chẽ

Quy trình kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ, không phát hiện được lỗi sớm, chất lượng sản phẩm/dịch vụ không ổn định, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, dẫn đến mất khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Đây được xem là một trong những vấn đề lớn nhiều doanh nghiệp đau đầu để tìm cách khắc phục, câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ? Làm thế nào để nhân viên đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn của ngành?

1.3 Hoạt động vận hành với nhiều công cụ rời rạc chưa nhất quán

Bên cạnh các doanh nghiệp vận hành truyền thống thì cũng có nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị, tuy nhiên các doanh nghiệp lại sử dụng nhiều phần mềm của nhiều nhà phát triển khác nhau. Một vấn đề phát sinh là các hệ thống không thể tích hợp được với nhau gây khó khăn trong việc quản lý dữ liệu, chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định quản trị.

Những vấn đề lớn được đề cập hiện rất nhiều doanh nghiệp gặp phải với mọi quy mô khác nhau, doanh nghiệp càng lớn thì vấn đề vận hành bộ máy càng hạn chế, ì ạch. Do đó, nhanh chóng xây dựng quy trình vận hành hiệu quả – chuẩn hóa là hoạt động quan trọng các doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

2. Tại sao cần thiết lập quy trình vận hành số cho doanh nghiệp?

Quy trình đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng quy trình vận hành chuẩn hóa mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

2.1 Đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh

Một quy trình rõ ràng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục, không bị gián đoạn do thiếu hướng dẫn hay sự thay đổi nhân sự. Khi có một quy trình cụ thể, các bộ phận có thể dễ dàng phối hợp với nhau, thay thế nhân sự nếu cần mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ hoặc chất lượng công việc.

Đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực yêu cầu tính đồng bộ, tính chính xác cao như sản xuất, logistics hay dịch vụ khách hàng.

2.2 Hạn chế sai sót, rủi ro ở mức thấp nhất

Các bước được tiêu chuẩn hóa giúp giảm sự nhầm lẫn, sai sót do con người hoặc hệ thống, đồng thời đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân theo chuẩn mực nhất định. Việc này còn giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, phát hiện các vấn đề phát sinh kịp thời, từ đó giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.

2.3 Gia tăng hiệu suất các hoạt động vận hành

Hoạt động vận hành hiệu quả giúp tối ưu hóa nguồn lực, bao gồm cả nhân lực và tài nguyên. Các bước trong quy trình được tổ chức khoa học, hạn chế tối đa thời gian chờ đợi, dư thừa hoặc lãng phí sẽ giúp tăng cường năng suất của từng bộ phận, nâng cao hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2.4 Dễ dàng triển khai chiến lược cải tiến – phát triển

Quy trình vận hành đóng vai trò như một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược cải tiến. Khi một quy trình số được xây dựng, đánh giá định kỳ, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra những điểm chưa tối ưu để điều chỉnh continuous improvement. Điều này giúp tổ chức luôn phát triển theo hướng tích cực, thích ứng nhanh với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết về cách thức vận hành của một doanh nghiệp như thế nào, cùng các thông tin liên quan về quy trình như thế nào, mô hình áp dụng ra sao trong phần dưới đây.

3. Quy trình vận hành doanh nghiệp là gì?

Quy trình vận hành là tập hợp các bước, công đoạn và hành động được thiết kế, tổ chức một cách khoa học nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, có hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Quy trình này bao gồm các công việc cụ thể được thực hiện bởi các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp từ sản xuất, phân phối, quản lý đến chăm sóc khách hàng. Tất cả các hoạt động đều phải được liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng để hạn chế sự sai sót, lãng phí hướng đến tối ưu hóa hiệu quả toàn doanh nghiệp.

Một quy trình hoàn chỉnh sẽ bao gồm các bước theo tuần tự, trong đó mỗi bước đóng một vai trò cụ thể từ giai đoạn khởi đầu đến khi hoàn thiện bàn giao cho khách hàng. Các bước này không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất, mà còn bao gồm việc lập kế hoạch, triển khai các nguồn lực (nhân lực, tài chính, công nghệ), đánh giá hiệu suất để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều đạt tiêu chuẩn.

Cụ thể, quy trình vận hành doanh nghiệp được chia thành các nhóm chính như sau:

  • Quy trình lập kế hoạch: bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển, phân bổ nguồn lực hợp lý. Một kế hoạch tốt giúp định hướng cho mọi hoạt động, đảm bảo các bước đi đều hướng tới mục tiêu chung.
  • Quy trình thực hiện: Đây là giai đoạn triển khai các bước công việc cụ thể, từ việc sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đến quản lý các hoạt động vận hành nội bộ. Trong quá trình này, mọi nhân viên và các bộ phận liên quan đều đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
  • Quy trình giám sát và kiểm soát: Giám sát liên tục là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng quy trình vận hành đang được thực hiện đúng theo kế hoạch, tiêu chuẩn đã đề ra. Các công cụ, management system business giúp theo dõi tiến độ, phát hiện giải quyết kịp thời những sai sót hoặc sự cố phát sinh. Giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra hiệu quả.
  • Quy trình đánh giá cải tiến: Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại toàn bộ quy trình để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó điều chỉnh cải tiến để doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện phát triển, thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Trong quá trình vận hành, quy trình vận hành có thể linh hoạt thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường hoặc khách hàng. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, quy mô để điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng luôn tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi là tính hiệu quả, sự phối hợp và tính minh bạch.

Quy trình vận hành
Doanh nghiệp có xu hướng xây dựng quy trình vận hành hướng đến tự động hóa

Ngoài việc hiểu được khái niệm về cách thức, quy trình vận hành doanh nghiệp, lãnh đạo hoặc nhà quản trị cải tiến cũng nên tìm hiểu thêm về các phương pháp ứng dụng để tăng hiệu quả như:

  • Phương pháp Lean Management: Đề cập đến việc tập trung loại bỏ lãng phí để tăng cường giá trị cho khách hàng. Nguyên tắc thực hiện loại bỏ những hoạt động không tạo ra giá trị giúp tối ưu hóa quy trình để tăng cường hiệu quả.
  • Phương pháp Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng dựa trên việc đo lường, cải thiện các quy trình thông qua việc giảm thiểu sai sót. Các giai đoạn của Six Sigma (DMAIC) bao gồm Xác định vấn đề, mục tiêu >>> Thu thập dữ liệu đo lường hiện trạng >>> Phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề >>> Triển khai các giải pháp cải tiến >>> Duy trì kiểm soát các cải tiến đã thực hiện.
  • Phương pháp cải tiến liên tục Kaizen là phương pháp tập trung vào việc cải thiện mọi khía cạnh của doanh nghiệp từ quy trình sản xuất đến quản lý nhân sự. Thực hiện Kaizen nghĩa là doanh nghiệp sẽ thực hiện những cải tiến nhỏ, liên tục không ngừng với sự tham gia của toàn bộ nhân viên.
  • Phương pháp BSC (Balanced Scorecard) là cách thức quản lý chiến lược đo lường hiệu quả hoạt động qua bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi – phát triển.

4. Xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp với 5 giai đoạn triển khai

5 stages of construction process operated business

Xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp
5 stages of construction process operated business

Giai đoạn 1: Design – Thiết kế quy trình

Giai đoạn đầu tiên trong việc xây dựng quy trình vận hành là thiết kế quy trình, đây là bước nền tảng để hình thành toàn bộ cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các mục tiêu, yêu cầu, các bước cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các bước chính trong giai đoạn thiết kế bao gồm:

  • Xác định các hoạt động cốt lõi: Doanh nghiệp cần phân tích chi tiết các hoạt động chính trong các quy trình, từ khâu nhập liệu, sản xuất đến giao hàng, dịch vụ khách hàng.
  • Phân chia nhiệm vụ và vai trò: Ở mỗi bước của quy trình, cần phải xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm, cần sử dụng nguồn lực gì và kết quả đầu ra mong muốn là gì.
  • Xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra: Đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, thông tin dữ liệu cần thiết để thực hiện quy trình. Đầu ra là kết quả cuối cùng của quy trình, có thể là sản phẩm, dịch vụ hoặc báo cáo.
  • Đảm bảo tính linh hoạt: Thiết kế quy trình phải có khả năng linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hoặc nhu cầu của khách hàng.

Kết quả của giai đoạn này là một bản mô tả rõ ràng về quy trình, từ đó doanh nghiệp có thể triển khai vào giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Modelling – Mô hình hóa quy trình

Sau khi đã có bản thiết kế quy trình, doanh nghiệp sẽ tiến hành mô hình hóa quy trình. Đây là giai đoạn thể hiện trực quan các bước, mối quan hệ giữa các bước với nhau, từ đó giúp doanh nghiệp nhìn nhận quy trình một cách toàn diện có logic.

Các bước trong giai đoạn mô hình hóa quy trình bao gồm:

  • Xây dựng mô hình quy trình dưới dạng sơ đồ: Sử dụng các công cụ trực quan như sơ đồ luồng (flowchart), mô hình BPMN (Business Process Model and Notation), hoặc các phần mềm chuyên dụng như như Microsoft Visio, Lucidchart để biểu diễn quy trình.
  • Xác định các luồng thông tin và tài nguyên: Mô hình quy trình phải thể hiện rõ luồng thông tin, tài liệu và dòng chảy của tài nguyên từ khâu đầu vào đến đầu ra.
  • Xem xét các điểm giao nhau giữa các bộ phận: Quy trình thường liên quan đến nhiều phòng ban, vì vậy cần mô tả rõ ràng các điểm giao thoa giữa các bộ phận để tránh trùng lặp hoặc đứt quãng trong quy trình.

Giai đoạn mô hình hóa giúp các bên liên quan hình dung rõ hơn về cách thức quy trình vận hành và đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực tế.

Giai đoạn 3: Execution – Triển khai quy trình

Giai đoạn tiếp theo là triển khai quy trình. Đây là giai đoạn thực thi các bước quy trình theo bản thiết kế và mô hình hóa đã hoàn thiện. Quy trình vận hành được áp dụng vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, từng bộ phận sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình theo chỉ dẫn.

Các bước chính trong giai đoạn triển khai bao gồm:

  • Đào tạo nhân viên: Đảm bảo mọi nhân viên liên quan đều được đào tạo về quy trình mới, nắm rõ các bước thực hiện, vai trò của mình và cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ.
  • Phân bổ nguồn lực: Cung cấp các tài nguyên cần thiết như nhân lực, công nghệ, tài chính, cơ sở hạ tầng để thực hiện quy trình.
  • Thực hiện thử nghiệm quy trình: Trong một số trường hợp, quy trình có thể được triển khai thử nghiệm trên quy mô nhỏ trước khi áp dụng rộng rãi để đánh giá tính khả thi hoặc phát hiện những vấn đề tiềm ẩn.
  • Giám sát việc triển khai: Theo dõi quá trình thực hiện quy trình để đảm bảo các bước diễn ra đúng như kế hoạch và đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.

Giai đoạn 4: Monitoring – Theo dõi, đánh giá quy trình

Sau khi quy trình được triển khai, việc theo dõi và đánh giá là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng quy trình đang hoạt động hiệu quả mang lại kết quả mong muốn. Giai đoạn này giúp doanh nghiệp phát hiện những sai sót hoặc điểm chưa hợp lý trong quy trình để kịp thời điều chỉnh.

Các bước chính trong giai đoạn này bao gồm:

  • Sử dụng các chỉ số đo lường (KPIs): Doanh nghiệp cần đặt ra các chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) cho từng bước trong quy trình, bao gồm năng suất, thời gian thực hiện, chi phí, chất lượng đầu ra.
  • Thu thập phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ giám sát, software business management để thu thập dữ liệu từ các hoạt động thực tế, sau đó phân tích để đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình.
  • Phản hồi từ các bộ phận: Lắng nghe phản hồi từ những nhân viên gia trực tiếp trong quy trình, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất và khả năng hoạt động của quy trình.
  • So sánh với các tiêu chuẩn: Đối chiếu kết quả đạt được với các mục tiêu và tiêu chuẩn ban đầu để xác định xem quy trình có đạt yêu cầu hay không.

Giai đoạn này giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những điểm yếu để kịp thời điều chỉnh nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Giai đoạn 5: Optimization – Điều chỉnh, tối ưu quy trình

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng quy trình vận hành là điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình. Đây là giai đoạn doanh nghiệp cải thiện các bước trong quy trình để tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lãng phí, sai sót. Tối ưu hóa là quá trình liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động, thích nghi với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Các bước chính trong giai đoạn tối ưu hóa bao gồm:

  • Phân tích và loại bỏ những điểm tắc nghẽn: Xác định những bước trong quy trình gây lãng phí thời gian, tài nguyên hoặc gây ra sai sót, sau đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
  • Tích hợp công nghệ mới: Ứng dụng các công nghệ hiện đại như software production management, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình, giúp tăng tốc độ xử lý, giảm chi phí.
  • Tối ưu hóa luồng công việc và tài nguyên: Sắp xếp lại các bước trong quy trình sao cho hợp lý, từ đó tối ưu hóa luồng công việc, tránh lặp lại hoặc lãng phí tài nguyên.
  • Điều chỉnh theo phản hồi: Dựa trên các phản hồi từ giai đoạn theo dõi và đánh giá, doanh nghiệp cần liên tục điều chỉnh quy trình để phù hợp với thực tế để đạt hiệu suất cao hơn.

Việc tối ưu hóa quy trình không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, mà còn tạo ra sự linh hoạt, sẵn sàng cho sự phát triển mở rộng quy mô trong tương lai.

Doanh nghiệp nhỏ cần xem ngay 3 Xu hướng vận hành doanh nghiệp nhỏ TINH GỌN HIỆU QUẢ

5. Trụ cột quan trọng trong mọi quy trình vận hành doanh nghiệp

5.1 Quy trình nghiệp vụ, công việc

Quy trình chính là xương sống của hệ thống vận hành doanh nghiệp giúp đồng bộ hóa các hoạt động công việc một cách nhất quán từ đó đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ được thực hiện đúng trình tự và đúng cách. Một quy trình rõ ràng giúp giảm thiểu sai sót nâng cao hiệu suất làm việc. Quy trình chuẩn hóa không chỉ tăng cường hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hiện, khắc phục các điểm yếu trong hệ thống.

5.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đội ngũ nhân viên sẽ là những người trực tiếp thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Hãy đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều được đào tạo đầy đủ kỹ năng, trách nhiệm, vai trò cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Một đội ngũ nhân viên có năng lực, đoàn kết sẽ giúp quy trình doanh nghiệp vận hành trơn tru đạt hiệu quả cao. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban giúp tăng năng suất lao động, tạo môi trường làm việc tích cực.

5.3 Cơ sở hạ tầng thông tin, trang thiết bị

Đây là các yếu tố như máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, … Đầu tư vào trụ cột này giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để phát triển, đảm bảo sự ổn định trong khi vận hành. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ điều kiện vật chất để hoạt động liên tục, mở rộng khi cần thiết.

5.4 Hệ thống phần mềm quản trị

Hệ thống phần mềm quản trị, chẳng hạn như ERP (Enterprise Resource Planning), giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ các quy trình và hoạt động một cách hiệu quả. Công nghệ quản trị giúp Business process automation, cung cấp dữ liệu tổng thể chính xác hoạt động doanh nghiệp nhằm hỗ trợ quản lý, theo dõi cải tiến liên tục các quy trình, giảm thiểu lỗi và tăng cường hiệu suất làm việc, kịp thời hỗ trợ quá trình ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

6. 2 Mô hình vận hành doanh nghiệp mang lại hiệu quả nổi bật

6.1 Mô hình tự động hóa doanh nghiệp BPA

BPA là mô hình sử dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp của con người tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Nguyên tắc cơ bản

  • Sử dụng công nghệ để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại tốn thời gian.
  • Tích hợp hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu khác nhau để tạo ra một quy trình làm việc liên tục thống nhất.
  • Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu quả, phát hiện các vấn đề trong quy trình.

Benefits

  • Tự động hóa giúp giảm thiểu thời gian, công sức dành cho các công việc thủ công, từ đó nâng cao năng suất.
  • Giảm thiểu sai sót do con người gây ra, cải thiện độ chính xác, chất lượng công việc.
  • Giảm thiểu chi phí vận hành bằng cách loại bỏ các nhiệm vụ không cần thiết.

Ví dụ về mô hình BPA

Bộ giải pháp tối ưu tự động hóa vận hành doanh nghiệp LV-DX Dynamic Workflow từ Lạc Việt. Giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất vận hành số, ĐƠN GIẢN HÓA quá trình chuyển đổi số.

LV-DX Dynamic Workflow do to simplify the conversion process of?

Provides system management – standardized process of comprehensive

  • Free build standardized processes for each business, based on the requirements given and the structure departments, by operation of business when BUYING a software package process of Vietnam.
  • The system allows the storage of the entire workflow on a single platform, data is synchronized, unified, easy synthesis and analysis.
  • Provide inventory process standard reference model for construction business.
Giao diện quản lý quy trình LV-DX Dynamic Workflow
Provides system management – standardized process of comprehensive

Every activity, work performance managed, tracked live realtime (real time) on the process

  • LV-DX Dynamic Workflow integrated management software, job LV-DX Task to help work directly on the process.
  • Automatic transfer of tasks to employees, the next division at the end of the 1 stage in the process.
  • Track progress of implementation of the process, the work performance of each employee in real time.
  • Warning system work smart, auto send notification to employees involved when a process is established, the transfer task alerts, overdue done, ...
Giao diện theo dõi tiến độ LV-DX Dynamic Workflow
Every activity, work performance managed, tracked live realtime (real time) on the process

Application AI to help optimize performance operating procedures business

  • Integrated LV-DX eSign help job approval, signing a number of fast everything, everywhere on the process of. Leadership does not need to come to the company to make up for document browsing, now all operations can be performed remotely at all times with LV-DX Dynamic Workflow.
  • Integrated chatbot WHO Lost Vietnam to help the leader out of control, the accurate data on the file browser to help the number quickly, avoid reporting anything complicated, optimal time is work, leaders have more time to build your business strategy, long-term performance improvements for the organization.
Giao diện quản lý quy trình LV-DX Dynamic Workflow
Application AI to help optimize performance operating procedures business

LV-DX Dynamic Workflow vận hành

Tối ưu quy trình vận hành doanh nghiệp

Liên hệ ngay để nhận trải nghiệm FREE DEMO toàn bộ tính năng management software workflows. Mọi thắc mắc liên quan đến giải pháp tự động hóa quy trình vận hành, hãy contact consultants for adviceanswer in detail.

6.2 Mô hình WFA (Work from anywhere)

WFA là mô hình làm việc linh hoạt cho phép nhân viên làm việc từ bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi địa điểm cố định như văn phòng. Đây là một bước tiến từ mô hình làm việc từ xa (remote work) truyền thống, mở rộng phạm vi làm việc sang bất kỳ địa điểm nào có kết nối internet.

Nguyên tắc cơ bản:

  • Nhân viên có thể làm việc từ nhà, quán cà phê, không gian làm việc chung (co-working space), hoặc bất kỳ đâu họ cảm thấy thoải mái.
  • Sử dụng công nghệ để kết nối như video conference, ứng dụng chat, phần mềm quản lý dự án để đảm bảo sự tương tác giữa các thành viên trong đội.
  • Sử dụng các biện pháp bảo mật như VPN, mã hóa dữ liệu và xác thực đa yếu tố để bảo vệ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp.

Lợi ích:

  • Nhân viên có thể quản lý thời gian làm việc linh hoạt hơn, từ đó cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
  • Môi trường làm việc linh hoạt giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn, từ đó nâng cao năng suất và sự hài lòng.
  • Doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, không bị giới hạn bởi địa lý.
  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến văn phòng, tiện ích, cơ sở vật chất.

Hope the information about operating procedures cũng như các phương pháp, công cụ hỗ trợ liên quan sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được quy trình hoạt động chuẩn hóa, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất bền vững.

CONTACT INFORMATION:

Picture of Hồ Hiếu
Ho Hieu
Over 12 years of experience on business and management business and is a consultant on business management exposure over 300 CEO, CIO, CFO,...Read more >>>
Related posts
Get useful informations
Sign up to receive news
The topics you are interested in:
Contact advice CDS

Bằng cách nhấn vào nút Send request, bạn đã đồng ý với Privacy policy information của Lạc Việt.