3 Giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp AN TOÀN hiệu quả nhất

3 data backup Solution for SECURE enterprise the most effective

37 phút đọc

Follow Lac Viet on

Dữ liệu hiện nay trở thành tài sản vô giá đối với mọi doanh nghiệp, đi kèm với tầm quan trọng đó là những rủi ro về mất mát dữ liệu do các sự cố không lường trước như hỏng hóc phần cứng, tấn công mạng, hoặc các thảm họa thiên nhiên. Vì thế, việc xây dựng một giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp toàn diện là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo sự an toàn và bền vững cho doanh nghiệp.

In this article Lac Viet Computing sẽ chỉ ra tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu, các giải pháp backup nổi bật trên thị trường, cũng như những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ backup phù hợp.

1. Backup dữ liệu là gì? Vai trò của giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp

Backup data là quá trình sao chép, lưu trữ thông tin từ các hệ thống của doanh nghiệp sang các phương tiện lưu trữ khác nhằm bảo vệ dữ liệu trước các sự cố ngoài ý muốn như mất mát, hư hỏng hoặc tấn công mạng.

backup dữ liệu là gì?

Việc backup thường diễn ra định kỳ để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật, giúp phục hồi nhanh chóng khi cần thiết. Backup có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như lưu trữ tại chỗ (on-premises), lưu trữ đám mây (cloud backup) hoặc kết hợp cả hai (hybrid backup).

Vai trò của giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp:

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, dữ liệu được xem như là một trong những tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp. Từ thông tin khách hàng, đơn hàng, tài chính, đến quy trình vận hành, chiến lược,… tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu để hoạt động hiệu quả.

Dữ liệu không chỉ là yếu tố giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, tối ưu quy trình, mà còn là cơ sở để ra quyết định. Theo một nghiên cứu của IBM, 90% dữ liệu hiện nay được tạo ra trong vòng hai năm gần đây, nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng và tầm quan trọng của dữ liệu trong thời đại số.

Vai trò của dữ liệu trong hoạt động kinh doanh
90% dữ liệu hiện nay được tạo ra trong vòng hai năm gần đây

Mất mát dữ liệu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, các cuộc tấn công mạng (ransomware, malware), thiên tai (cháy nổ, lũ lụt) đến lỗi con người (xóa nhầm dữ liệu). Theo một báo cáo của IDC, 93% doanh nghiệp trải qua mất dữ liệu lớn trong 10 ngày sẽ phá sản trong vòng một năm. Những sự cố này không chỉ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh mà còn dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và uy tín.

Một ví dụ tiêu biểu là vụ tấn công ransomware WannaCry năm 2017, ảnh hưởng đến hơn 200.000 hệ thống tại 150 quốc gia, khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tổn thất hàng tỷ USD do không thể truy cập dữ liệu quan trọng trong thời gian dài.

Data backup solution for business đóng vai trò là phương pháp bảo vệ tối ưu giúp doanh nghiệp có thể khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng khi gặp sự cố. Bằng việc sao lưu định kỳ, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các thông tin quan trọng luôn an toàn, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro gián đoạn hoạt động. Theo một khảo sát của Gartner, các doanh nghiệp không có chiến lược backup phục hồi dữ liệu hiệu quả có thể đối mặt với tổn thất lên đến 1,2 triệu USD mỗi giờ khi xảy ra sự cố hệ thống lớn.

Việc áp dụng giải pháp backup dữ liệu không chỉ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro mất mát mà còn là bước quan trọng trong chiến lược quản trị rủi ro tổng thể, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2. Những dữ liệu doanh nghiệp nào cần được backup thường xuyên?

Dưới đây là những loại dữ liệu mà các doanh nghiệp nên ưu tiên sao lưu thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng phục hồi nhanh chóng khi gặp sự cố:

  • Dữ liệu khách hàng, các giao dịch: Dữ liệu về khách hàng như thông tin liên hệ, lịch sử giao dịch, sở thích mua sắm, các bản ghi nhận diện là tài sản vô giá. Sao lưu dữ liệu này giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mối quan hệ khách hàng mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý về bảo mật thông tin cá nhân (ví dụ: GDPR ở châu Âu hoặc CCPA ở Mỹ).
  • Dữ liệu tài chính kế toán: Các bản ghi tài chính như báo cáo tài chính, chi tiết giao dịch, hóa đơn, báo cáo thuế cần được sao lưu thường xuyên. Những dữ liệu này không chỉ quan trọng cho hoạt động kinh doanh mà còn cần thiết cho các mục đích kiểm toán, lập kế hoạch tài chính, tuân thủ pháp lý.
  • Dữ liệu dự án, thông tin liên quan đến sản phẩm: Thông tin chi tiết về các dự án, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, dữ liệu nghiên cứu phát triển (R&D) nên được sao lưu thường xuyên. Đây là những dữ liệu giúp doanh nghiệp tiếp tục các dự án ngay cả khi gặp gián đoạn, bảo vệ bí mật kinh doanh khỏi bị mất mát.
  • Dữ liệu về nhân sự, chính sách công ty: Dữ liệu nhân sự bao gồm thông tin về lương thưởng, hồ sơ ứng viên, đánh giá hiệu suất cần được lưu trữ an toàn để có thể truy xuất khi cần. Ngoài ra, chính sách công ty, các quy trình nội bộ cũng nên được sao lưu để bảo đảm luôn có sẵn hướng dẫn hoạt động ngay cả khi gặp sự cố.
  • Dữ liệu cấu hình hệ thống, cơ sở hạ tầng: Sao lưu các cấu hình hệ thống, quy trình vận hành mạng, các thiết lập phần cứng, phần mềm là cần thiết để đảm bảo hệ thống có thể phục hồi nhanh chóng sau các sự cố kỹ thuật. Dữ liệu này bao gồm các cấu hình máy chủ, hệ thống quản lý dữ liệu và bản ghi đăng nhập hệ thống.
  • Email, thông tin liên lạc nội bộ: Sao lưu email là cần thiết vì đây là một phương tiện quan trọng để lưu trữ các trao đổi kinh doanh, tài liệu đính kèm, thông tin liên lạc. Các email công việc thường chứa các tài liệu quan trọng, thông tin về khách hàng, dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ an toàn.
  • Dữ liệu từ các ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc vào các ứng dụng như CRM, ERP, phần mềm quản lý dự án hoặc phần mềm kế toán. Backup dữ liệu từ các ứng dụng này giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trơn tru mà không bị ảnh hưởng bởi các sự cố kỹ thuật hoặc lỗi hệ thống.

Tần suất backup đề xuất

  • Backup hàng ngày hoặc theo thời gian thực đối với các dữ liệu giao dịch; dữ liệu tài chính để tránh mất mát thông tin quan trọng.
  • Backup hàng tuần hoặc hàng tháng cho dữ liệu cấu hình; dữ liệu cơ sở hạ tầng, tùy theo mức độ thay đổi trong hệ thống.
  • Backup định kỳ theo tuần hoặc ngày cho các tài liệu dự án; dữ liệu về nhân sự.

Kết hợp sao lưu theo lịch trình với một giải pháp backup linh hoạt (on-premise, cloud, hoặc hybrid) sẽ giúp doanh nghiệp duy trì độ an toàn dữ liệu cao, hạn chế rủi ro thất thoát đảm bảo khả năng phục hồi tốt trước các sự cố bất ngờ.

3. Các giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

3.1 Giải pháp backup trực tiếp (On-premises backup)

Backup trực tiếp (on-premises backup) là hình thức sao lưu dữ liệu bằng cách lưu trữ tại chỗ, sử dụng các hệ thống lưu trữ như máy chủ (server), thiết bị lưu trữ mạng NAS (Network Attached Storage) hoặc SAN (Storage Area Network). Đây là giải pháp phổ biến trong các doanh nghiệp có hạ tầng CNTT mạnh, yêu cầu quản lý dữ liệu trực tiếp và có nhu cầu kiểm soát toàn bộ quá trình lưu trữ.

Advantages:

  • Kiểm soát hoàn toàn hạ tầng lưu trữ, dữ liệu, từ đó có khả năng quản lý bảo mật, xử lý sự cố nhanh chóng.
  • Truy cập nhanh chóng: Dữ liệu được lưu trữ cục bộ, không phụ thuộc vào tốc độ internet hay kết nối mạng bên ngoài, cho phép truy xuất nhanh hơn trong các tác vụ khôi phục hoặc sao lưu.
  • Bảo mật nội bộ: Dữ liệu được lưu tại văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu nội bộ, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến việc truyền tải qua internet.

Cons:

  • Chi phí đầu tư cao: Để triển khai on-premises backup, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ, phần mềm quản lý, đồng thời phải chi trả cho việc bảo trì nâng cấp định kỳ. >>> Xem chi tiết giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp theo quy mô.
  • Rủi ro vật lý: Dữ liệu lưu trữ tại chỗ dễ gặp rủi ro từ các sự cố vật lý như cháy nổ, lũ lụt, hoặc lỗi phần cứng. Một vụ hỏa hoạn hoặc sự cố thiên tai có thể gây mất mát toàn bộ dữ liệu.
  • Khả năng mở rộng hạn chế: Việc mở rộng dung lượng lưu trữ yêu cầu đầu tư thêm thiết bị phần cứng, điều này có thể làm gia tăng chi phí và khó linh hoạt theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

3.2 Giải pháp backup đám mây (Cloud backup)

Backup đám mây (cloud backup) là hình thức sao lưu dữ liệu qua mạng internet, lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud, hay Microsoft Azure. Đây là giải pháp linh hoạt, được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng vì không yêu cầu đầu tư ban đầu lớn vào cơ sở hạ tầng.

Advantages:

  • Linh hoạt mở rộng: Với mô hình đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mà không cần mua thêm phần cứng giúp tối ưu chi phí, đảm bảo khả năng sao lưu liên tục khi dữ liệu tăng lên.
  • Chi phí theo dung lượng sử dụng: Doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho dung lượng lưu trữ thực tế sử dụng, giúp kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Các dịch vụ đám mây thường cung cấp nhiều gói dịch vụ để lựa chọn tùy theo quy mô, nhu cầu doanh nghiệp.
  • Độ bảo mật cao: Các nhà cung cấp đám mây lớn thường có giải pháp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp tiên tiến, bao gồm mã hóa dữ liệu, hệ thống tường lửa bảo mật đa lớp, giúp bảo vệ dữ liệu tốt hơn trước các cuộc tấn công mạng. Theo báo cáo từ IDC, 80% doanh nghiệp sử dụng cloud backup cho biết an ninh bảo mật dữ liệu được cải thiện đáng kể.

Cons:

  • Phụ thuộc vào tốc độ mạng: Việc sao lưu khôi phục dữ liệu phụ thuộc vào tốc độ và băng thông của kết nối internet. Nếu mạng yếu hoặc không ổn định, quá trình này có thể bị gián đoạn hoặc chậm trễ.
  • Chi phí sử dụng có thể tăng: Mặc dù chi phí ban đầu thấp, nhưng việc sử dụng cloud backup có thể khiến doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn khi dung lượng dữ liệu tăng nhanh hoặc khi cần mở rộng các tính năng bảo mật, sao lưu liên tục.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp

3.3 Giải pháp Hybrid backup (Kết hợp giữa On-premises và Cloud)

Hybrid backup là mô hình kết hợp giữa backup tại chỗ (on-premises) và backup đám mây (cloud), mang đến sự linh hoạt, bảo mật cao hơn trong việc lưu trữ phục hồi dữ liệu. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp tận dụng ưu điểm của cả hai mô hình, đồng thời giảm thiểu rủi ro bằng cách duy trì bản sao lưu cả ở vị trí cục bộ và trên nền tảng đám mây.

Advantages:

  • Tăng tính bảo mật: Bằng cách lưu trữ dữ liệu tại cả hai vị trí, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu do thảm họa. Nếu có sự cố xảy ra tại chỗ, dữ liệu trên đám mây vẫn an toàn và ngược lại.
  • Phục hồi dữ liệu nhanh chóng: Doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu tại chỗ nhanh chóng nếu cần khôi phục gấp, đồng thời có bản sao lưu trên đám mây cho các trường hợp khẩn cấp.
  • Linh hoạt, tối ưu chi phí: Mô hình này giúp doanh nghiệp tận dụng hạ tầng hiện có, đồng thời mở rộng lưu trữ đám mây theo nhu cầu mà không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng ngay lập tức.

Cons:

  • Quản lý phức tạp: Việc triển khai, quản lý đồng thời cả on-premises, cloud backup yêu cầu sự phức tạp trong vận hành, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật phải có chuyên môn cao để đảm bảo dữ liệu được đồng bộ.
  • Yêu cầu đồng bộ hóa: Để đảm bảo dữ liệu nhất quán giữa hai hệ thống, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sao lưu, đồng bộ hóa hiệu quả. Điều này có thể làm gia tăng khối lượng công việc và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn.
giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
Hybrid backup là mô hình kết hợp giữa backup tại chỗ (on-premises) và backup đám mây (cloud)

Theo một khảo sát từ Enterprise Strategy Group (ESG), 87% doanh nghiệp đang hướng tới sử dụng giải pháp hybrid backup để đảm bảo tính linh hoạt, an toàn cho dữ liệu. Điều này chứng tỏ sự ưu việt của hybrid backup trong việc giảm thiểu rủi ro và tối ưu chi phí, đồng thời đáp ứng nhu cầu phục hồi dữ liệu nhanh chóng.

Ngoài ra, theo báo cáo của Gartner, 60% doanh nghiệp dự kiến sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang các giải pháp backup dựa trên đám mây hoặc hybrid vào năm 2025, cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ việc lưu trữ dữ liệu truyền thống sang các mô hình linh hoạt hơn.

4. Các đơn vị cung cấp giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp nổi bật trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp chuyên nghiệp với những tính năng tối ưu, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số phần mềm và dịch vụ backup dữ liệu phổ biến mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

4.1 Giải pháp backup dữ liệu của Lạc Việt

Lạc Việt cung cấp giải pháp backup dữ liệu toàn diện dành cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ tài sản số và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trước các sự cố bất ngờ. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Lạc Việt tự hào mang đến các giải pháp sao lưu dữ liệu an toàn, bảo mật dễ dàng mở rộng, đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp, từ các tổ chức vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
Lạc Việt cung cấp giải pháp backup dữ liệu với hơn 30 năm kinh nghiệm

Giải pháp backup của Lạc Việt được xây dựng với các tính năng vượt trội:

  • Tự động sao lưu định kỳ: Dữ liệu doanh nghiệp sẽ được sao lưu thường xuyên theo lịch trình tự động, đảm bảo luôn có bản lưu trữ mới nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Khả năng phục hồi nhanh chóng: Hỗ trợ khả năng khôi phục dữ liệu từ mọi sự cố như lỗi hệ thống, mất dữ liệu do tấn công mạng hay thiên tai với tốc độ nhanh, giảm thiểu thời gian downtime.
  • Bảo mật nhiều lớp: Dữ liệu được mã hóa từ đầu đến cuối trong quá trình sao lưu và lưu trữ, đảm bảo không bị xâm nhập hoặc đánh cắp. Các tiêu chuẩn bảo mật cao như AES-256 giúp doanh nghiệp an tâm về an toàn thông tin.
  • Giải pháp linh hoạt và dễ mở rộng: Hệ thống sao lưu được thiết kế có khả năng mở rộng nhanh chóng khi nhu cầu lưu trữ tăng lên, phù hợp với doanh nghiệp đang phát triển và không yêu cầu đầu tư nhiều vào hạ tầng phần cứng.
  • Hỗ trợ đa dạng môi trường: Tương thích với nhiều hệ thống như đám mây, lưu trữ tại chỗ (on-premise), hoặc các giải pháp hybrid kết hợp cả hai, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và hiệu suất.

Với các dịch vụ và giải pháp của Lạc Việt, doanh nghiệp có thể đảm bảo dữ liệu của mình luôn được bảo vệ an toàn dễ dàng truy xuất và phục hồi khi cần thiết, góp phần duy trì tính liên tục và phát triển bền vững trong môi trường số đầy biến động.

4.2 Veeam Backup & Replication

Veeam Backup & Replication là một trong những giải pháp backup hàng đầu hiện nay, nổi bật với khả năng bảo vệ dữ liệu toàn diện, phục hồi nhanh chóng. Phần mềm này hỗ trợ backup cả máy ảo, máy chủ vật lý và dữ liệu trên đám mây, đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn được bảo vệ sẵn sàng phục hồi khi có sự cố xảy ra.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
Veeam Backup & Replication là một trong những giải pháp backup hàng đầu hiện nay

Tính năng chính:

  • Incremental backup: Sao lưu chỉ những thay đổi mới, giúp tiết kiệm dung lượng, giảm thời gian sao lưu.
  • Instant VM Recovery: Khả năng khôi phục máy ảo trong vài phút, đảm bảo thời gian downtime tối thiểu.
  • Replication: Nhân bản dữ liệu để đảm bảo có sẵn các bản sao ở nhiều vị trí khác nhau, tăng tính dự phòng.
  • Khả năng mở rộng cao: Tích hợp linh hoạt với các nền tảng đám mây như AWS, Microsoft Azure, Google Cloud.

Với hơn 400.000 khách hàng toàn cầu, Veeam hiện là lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp từ quy mô vừa đến lớn, đặc biệt là những tổ chức cần quản lý lượng dữ liệu khổng lồ và yêu cầu thời gian phục hồi ngắn nhất.

4.3 Acronis Cyber Backup

Acronis Cyber Backup là một giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp toàn diện với khả năng bảo vệ dữ liệu đa nền tảng. Acronis không chỉ sao lưu bảo vệ dữ liệu mà còn tích hợp các công cụ an ninh mạng để đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công mã độc.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
Acronis Cyber Backup là giải pháp backup dữ liệu toàn diện với khả năng bảo vệ dữ liệu đa nền tảng

Tính năng chính:

  • Cyber Protection: Tích hợp công nghệ chống mã độc, bảo vệ chống lại các mối đe dọa như ransomware.
  • Multi-environment backup: Hỗ trợ backup cho máy chủ vật lý, máy ảo, cơ sở dữ liệu, các dịch vụ đám mây.
  • Continuous data protection (CDP): Sao lưu dữ liệu liên tục để giảm thiểu tối đa rủi ro mất mát dữ liệu.
  • Khả năng phục hồi linh hoạt: Phục hồi từ bản sao lưu chỉ với một vài thao tác đơn giản và nhanh chóng.

Acronis đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp sao lưu kết hợp với bảo mật mạng mạnh mẽ, đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công ngày càng tinh vi.

4.4 Backblaze B2 Cloud Storage

Backblaze B2 là một dịch vụ lưu trữ đám mây với chi phí hợp lý giúp doanh nghiệp lưu trữ bảo vệ dữ liệu mà không cần đầu tư nhiều vào hạ tầng phần cứng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn lưu trữ dữ liệu trên đám mây một cách đơn giản tiết kiệm chi phí.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
Backblaze B2 Cloud Storage giúp doanh nghiệp lưu trữ bảo vệ dữ liệu mà không cần đầu tư nhiều vào hạ tầng phần cứng

Tính năng chính:

  • Chi phí thấp: Backblaze B2 được đánh giá là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây có mức giá hợp lý nhất trên thị trường, với chi phí chỉ từ $5/tháng cho 1TB dữ liệu.
  • Tương thích đa nền tảng: Hỗ trợ backup từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm máy chủ, máy ảo, các dịch vụ đám mây khác.
  • Restore dễ dàng: Dữ liệu có thể được phục hồi nhanh chóng thông qua trình duyệt web hoặc API.

Giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp Backblaze B2 đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ sao lưu dữ liệu lớn với ngân sách hạn chế, đồng thời không cần các tính năng phức tạp.

4.5 Dịch vụ backup từ AWS, Google Cloud, Microsoft Azure

Các nền tảng đám mây lớn như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud, Microsoft Azure đều cung cấp các dịch vụ backup tích hợp, mang lại sự linh hoạt an toàn cao cho doanh nghiệp. Những dịch vụ này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đã sử dụng hạ tầng đám mây hoặc có ý định chuyển đổi sang các nền tảng đám mây trong tương lai.

giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp

  • AWS Backup: Dịch vụ backup tích hợp trong AWS giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu trên nhiều dịch vụ của AWS như Amazon EBS, Amazon RDS, DynamoDB, các dịch vụ lưu trữ khác. AWS Backup cung cấp khả năng sao lưu tự động, định kỳ, phục hồi nhanh chóng trên nhiều vùng địa lý, giúp tối ưu hóa độ tin cậy và tính sẵn sàng.
  • Google Cloud Backup: Google Cloud cung cấp các dịch vụ backup chuyên dụng cho các khối lượng công việc lưu trữ trên đám mây, với khả năng sao lưu phục hồi toàn diện từ cơ sở dữ liệu đến máy chủ ảo hóa.
  • Azure Backup: Dịch vụ sao lưu của Microsoft Azure hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu từ máy chủ, cơ sở dữ liệu SQL, các dịch vụ đám mây khác, với khả năng phục hồi nhanh chóng và khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu.

5. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp

Khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ backup dữ liệu, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố chính cần xem xét:

5.1 Độ tin cậy của dịch vụ

Độ tin cậy của một dịch vụ backup được thể hiện qua

  • Uptime (thời gian hoạt động): Nhà cung cấp có cam kết đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động liên tục hay không? Một số nhà cung cấp dịch vụ lớn cam kết 99.9% uptime, nghĩa là hệ thống sẽ chỉ ngưng hoạt động không quá vài phút trong cả năm, đảm bảo sự gián đoạn là rất hiếm hoi.
  • Service Level Agreement (SLA): SLA là thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và khách hàng, trong đó quy định mức độ dịch vụ cam kết như tốc độ phản hồi, thời gian khắc phục sự cố và trách nhiệm của nhà cung cấp nếu không đạt chỉ tiêu. SLA càng chi tiết minh bạch thì doanh nghiệp càng có cơ sở để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ tốt.

5.2 Khả năng phục hồi sau sự cố

Các sự cố có thể xảy ra bất ngờ như thiên tai, tấn công mạng (cyber attack), hoặc lỗi hệ thống đều có thể gây mất dữ liệu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,

  • Nhà cung cấp có thể cam kết thời gian phục hồi dữ liệu nhanh chóng sau sự cố hay không? Một số giải pháp cao cấp, như Veeam hoặc AWS Disaster Recovery có khả năng khôi phục dữ liệu trong vòng vài phút giúp giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn kinh doanh. Tốc độ phục hồi nhanh đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp có yêu cầu cao về tính liên tục của dịch vụ, chẳng hạn như các hệ thống ngân hàng, y tế hoặc thương mại điện tử.
  • Phục hồi tại nhiều địa điểm: Một số dịch vụ backup, như của Google Cloud hoặc Microsoft Azure, cung cấp khả năng lưu trữ và phục hồi dữ liệu từ nhiều vị trí địa lý khác nhau, đảm bảo doanh nghiệp có thể khôi phục dữ liệu ngay cả khi một trung tâm dữ liệu bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc sự cố.

5.3  Khả năng mở rộng

Khi doanh nghiệp phát triển, nhu cầu về dung lượng lưu trữ sẽ gia tăng đáng kể. Một giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp lý tưởng cần phải có khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp giúp tối ưu hóa chi phí mà không cần thay đổi giải pháp.

  • Nhà cung cấp cần cho phép doanh nghiệp dễ dàng tăng dung lượng lưu trữ hoặc mở rộng hệ thống mà không làm gián đoạn hoạt động. Các nền tảng như Google Cloud hoặc Backblaze cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng dung lượng mà không cần đầu tư thêm vào hạ tầng phần cứng nội bộ.
  • Một số giải pháp như Acronis và Veeam cung cấp tính năng tự động tăng dung lượng lưu trữ khi cần, giúp doanh nghiệp không phải lo lắng về việc quản lý thủ công dung lượng.

5.4 Chi phí đầu tư

Chi phí là một yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét các giải pháp backup dữ liệu. Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng giữa chi phí ban đầu và chi phí duy trì dài hạn, đồng thời đảm bảo rằng giải pháp đó mang lại giá trị cao nhất với ngân sách hợp lý.

  • Chi phí ban đầu: Bao gồm chi phí thiết lập hệ thống backup, đầu tư phần mềm hoặc dịch vụ lưu trữ.
  • Chi phí duy trì: Là các chi phí liên quan đến việc mở rộng dung lượng lưu trữ, quản lý hệ thống, bảo trì hàng năm.
  • Cân nhắc ROI (Return on Investment): Việc đầu tư vào một giải pháp backup chất lượng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí phục hồi dữ liệu sau sự cố, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tin cậy từ khách hàng.

Backup dữ liệu không chỉ là một giải pháp công nghệ mà còn là một chiến lược quản trị rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất ngờ. Bằng cách chọn lựa giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp phù hợp, không chỉ bảo vệ tài sản dữ liệu mà còn đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tối đa thời gian downtime và tổn thất về tài chính. Với sự phát triển của công nghệ, các giải pháp backup hiện nay ngày càng linh hoạt toàn diện hơn, cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ, phục hồi dữ liệu nhanh chóng. Đầu tư vào một hệ thống backup mạnh mẽ không chỉ là bảo vệ hiện tại mà còn là bảo vệ tương lai của doanh nghiệp.

5/5 - (2 vote)
Interesting article? Share:
Picture of Hồ Hiếu
Ho Hieu
Over 12 years of experience on business and management business and is a consultant on business management exposure over 300 CEO, CIO, CFO,...Read more >>>

New posts

Sign up advice product
Quick contact
By clicking the button Sendyou agreed with Privacy policy information of Vietnam.
Related posts
Contact advice CDS

By clicking the button Send requestyou agreed with Privacy policy information of Vietnam.