Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

Người lãnh đạo giỏi cần có những tố chất nào?

Mục lục bài viết
Chủ đề “Sếp giỏi” vẫn luôn là đề tài được tranh luận. Gần đây, mạng xã hội lại tiếp tục xôn xao bởi ý kiến “Nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình” của 1 chàng trai đang du học bằng Thạc sĩ tại Ý. Vậy, để thật khách quan, người lãnh đạo giỏi được đánh giá qua những tố chất nào?

Kim Quý, chàng trai “gây bão” gần đây trên mạng xã hội hiện đang là du học sinh tại thủ đô Milan, nước Ý. Tuy còn rất trẻ nhưng anh chàng đã có những phát ngôn thu hút nhiều sự tranh luận trên trang Facebook.

Theo anh, có 4 lý do đến từ Sếp chính khiến nhân viên nghỉ việc chứ không hẳn là: tìm được công việc mới có mức lương khá hơn hay bỏ việc vì trót đam mê ngành nghề khác. Những lý do này chính là:

  1. Thái độ của kẻ bề trên
  2. “Chỉ tay 10 ngón”
  3. Những kẻ hứa suông?
  4. Là sếp hay  kẻ ‘vắt chanh bỏ vỏ’?

Dựa trên 4 quan điểm của chàng trai này, Lạc Việt rút ra 4 tố chất cần có để là người lãnh đạo đáng kính trong mắt của nhân viên.

1. Người lãnh đạo giỏi luôn biết lắng nghe

Khi giao tiếp với nhân viên, nên tìm cách tiếp cận đơn giản nhất, chân thành nhất, không nên la hét hay tỏ thái độ ra lệnh với nhân viên. Sếp nên hỏi thăm tình hình công việc và đời sống nhân viên (đúng lúc) với thái độ chân thành và quan tâm thật sự, bởi khi sếp cởi mở và tâm lý với nhân viên, họ cũng sẽ răm rắp phục tùng và hết lòng tôn trọng.

người lãnh đạo giỏi

Khi nhân viên có nguyện vọng cần bày tỏ, hãy biết lắng nghe và tập trung vào sự trình bày của nhân viên. Nhiều khi, điều này còn giúp nhân viên thẳng thắn trao đổi và góp ý và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn hoặc giải quyết hiệu quả các vấn đề mà đôi khi lãnh đạo nghĩ “nát óc” vẫn chưa xong.

Nếu ai đó làm gì sai, nên nói chuyện riêng với họ một cách hợp tình hợp lý. Đừng bao giờ khiến nhân viên ngượng ngùng hay xấu hổ bằng cách “chỉnh” họ trước mặt người khác. Thậm chí khi chỉ có hai người đối mặt nhau, bạn sẽ chứng tỏ được mình là một người lãnh đạo giỏi bằng những lời lẽ khích lệ hơn là khinh thường họ.

2. Người lãnh đạo giỏi “teamwork” với nhân viên

Không ai muốn phải làm việc với 1 người chỉ thích nói suông, đưa ra những quyết định không thực tế hoặc đề ra kế hoạch mà không làm, thay vào đó là lên giọng chỉ đạo.

người lãnh đạo giỏi

Vì vậy, hãy tổ chức các buổi “brainstorming” (vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp) và lắng nghe những mối bận tâm, lời than phiền lẫn đề xuất của họ. Lắng nghe không có nghĩa bạn buộc phải làm theo bất cứ điều gì, mà nó cho thấy bạn sẵn lòng tiếp thu. Bạn sẽ nhận thấy ai cũng có thể đưa ra một ý tưởng “xuất thần” nào đó, vậy hãy cho họ thời gian và không gian thích hợp để trở thành “báu vật” đối với bạn.

3. Cho đi và nhận lại

Khi đã hứa điều gì với nhân viên của mình, đừng “lờ” nó đi nếu vẫn chưa thể thực hiện. Người lãnh đạo giỏi nên gọi riêng nhân viên và tâm sự về những vấn đề khó khăn nếu chưa thể thực hiện được lời hứa trước đó.

người lãnh đạo giỏi

Điều quan trọng là luôn phải duy trì sự tin tưởng của nhân viên. Lời hứa hẹn thăng chức/ lương thưởng là cam kết phổ biến để giữ người của nhiều chuyên gia “họ hứa”, cách làm này như con dao hai lưỡi, không biết khi nào sẽ cắt vào chính tay của mình. Khi có người hứa, sẽ có người kì vọng. Kì vọng càng nhiều, thất vọng càng đau.

Khi và chỉ khi chắc chắn làm được thì hãy cam kết, còn nếu không đảm bảo, hãy nói rõ tình huống để người nhân viên thôi trông chờ. Và khi đã hứa với ai điều gì đó, phải bằng mọi cách làm được. Nếu chẳng may không làm được dù cố hết sức, hãy biết nói “xin lỗi”. Đừng im lặng vì im lặng không làm lời hứa mất đi.

4. Người lãnh đạo giỏi có trách nhiệm với công việc và nhân viên cấp dưới

Hãy ghi nhận và đánh giá công lao xứng đáng của nhân viên. Muốn đánh giá đúng năng lực của nhân viên, lãnh đạo cần tuân thủ một nguyên tắc – đó là không nên dựa vào những cái nhìn cá nhân một chiều. Nhà quản lý cần có một cái nhìn đa chiều, nhiều khía cạnh và khách quan đối với nhân viên của mình. Việc nhân viên đáp ứng được yêu cầu các dự án đúng hạn với chất lượng và hiệu quả công việc cao, cùng với sự tôn trọng kỷ luật quan trọng hơn rất nhiều so với những tin đồn hay sự suy đoán về cuộc sống cá nhân hay những thông tin khiếu nại vô căn cứ.

người lãnh đạo tốt

Người lãnh đạo giỏi cần lựa chọn cho mình một tiêu chí rõ ràng để làm cột mốc đánh giá nhân viên. Đánh giá đúng năng lực của nhân viên là con đường ngắn nhất giúp sếp đặt nhân viên của mình vào đúng vị trí, từ đó giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình để lao động với hiệu quả công việc cao nhất. Tiêu chí đánh giá cần đảm bảo được tính đo lường và rõ ràng, tránh các tiêu chí chung chung, mơ hồ.

Người lãnh đạo giỏi không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn phải biết tận dụng các công cụ quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả làm việc. Việc sử dụng phần mềm quản trị không chỉ giúp quản lý công việc và đội ngũ tốt hơn mà còn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. LV-DX Collaboration là một không gian làm việc số tiên tiến, được thiết kế để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Với các công cụ/giải pháp tối ưu, LV-DX Collaboration giúp tạo ra môi trường làm việc trực tuyến, kết nối hiệu quả giữa các bộ phận/nhân viên, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo/hợp tác. Đây chính là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp đang hướng tới một tương lai số hóa toàn diện trong quản trị nhân sự.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  • Email: info@lacviet.vn – Website: www.lacviet.vn
  • Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Picture of Mai Hiền
Mai Hiền
Content Marketing Leader hơn 5 năm kinh nghiệm, đã xây dựng và triển khai nhiều chiến dịch marketing thành công, góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS