Lạc Việt tự hào là đối tác Titanium của Dell Technologies chuyên cung cấp máy chủ server, máy chủ vật lý, máy chủ ảo… với công nghệ tốt nhất từ hãng. Báo giá máy chủ Server Dell tốt nhất.

Mua máy chủ server vật lý Dell PowerEdge Rack

Mua Server máy chủ vật lý Dell PowerEdge Tower

Mua server vật lý máy chủ Dell Poweredge khác

Tăng tốc quá trình chuyển đổi của bạn ở mọi nơi với danh mục mua máy chủ vật lý Dell Poweredge rộng rãi được tối ưu hóa cho khối lượng công việc mới nhất.

Nói với chúng tôi yêu cầu của bạn »

PowerEdge Modular Infrastructure

PowerEdge Rugged Rack Servers

PowerEdge XE Servers

Server Racks & Accessories

PowerEdge Cloud Scale Servers

Server System Management Software

Server Racks & Accessories

Sức mạnh máy chủ vật lý Dell Server Technologies

Máy chủ server vật lý Dell mới nhất được cung cấp bởi Lạc Việt với nhiều cấu hình mạnh mẽ khác nhau, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng của mọi doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ tới lớn hoặc các trung tâm dữ liệu yêu cầu khối lượng công việc phức tạp, khắc nghiệt, sẵn sàng cho tương lai với khả năng tính toán, kết nối mạng và lưu trữ có thể mở rộng dễ dàng.

Mua server Dell
☑️ Cấu hình mạnh mẽMáy chủ server Dell có cấu hình mạnh mẽ hoạt động với hiệu suất ổn định cho mọi yêu cầu công việc.
☑️ Tư vấn chính xácTư vấn cấu hình máy chủ chính xác có khả năng linh hoạt mở rộng phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức độ tài chính của khách hàng.
☑️ Bảo hành tốt nhấtHỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp thân thiện 24/7, bảo hành chính hãng, quy trình nhanh chóng.
☑️ An toàn và bảo mậtCác server máy chủ vật lý Dell được tích hợp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
☑️ Tiết kiệm chi phíBáo giá tốt nhất và nhiều ưu đãi dành cho khách hàng là doanh nghiệp, dự án khi mua máy chủ Dell tại Lạc Việt.

Lạc Việt tự hào là đối tác Titanium của Dell Technologies

Gần 30 năm cung cấp phần mềm và phần cứng cho doanh nghiệp SME/Enterprise trên toàn quốc, Lạc Việt sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và mối quan hệ chặt chẽ với các nhãn hàng hàng đầu giúp điều hướng các lựa chọn của khách hàng một cách đúng đắn và chính xác.

Task
Đáp ứng đa nhu cầu
LK Website
Thanh toán linh hoạt
CSKH
Tín dụng đảm bảo
Social Network
Dịch vụ hậu mãi chu đáo

Liên hệ tư vấn sản phẩm và dịch vụ CNTT

Liên hệ Lạc Việt
Thông tin liên hệ:

Mời Quý khách để lại vấn đề cần hỗ trợ vào biểu mẫu bên dưới, Lạc Việt sẽ giải đáp qua hộp thư điện tử trong vòng 24 giờ làm việc!

Nhận tư vấn CNTT

Hệ sinh thái công nghệ Lạc Việt

Phần mềm quản trị

Hạ tầng nền tảng

Dịch vụ công nghệ

Thiết bị CNTT

Câu hỏi thường gặp

Server vật lý (Máy chủ vật lý) hay còn gọi là Dedicated Server, là một máy chủ riêng biệt mà toàn bộ tài nguyên phần cứng của nó (CPU, RAM, ổ cứng, băng thông) được dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Khác với các dịch vụ lưu trữ chia sẻ (shared hosting) hoặc máy chủ ảo (VPS), một máy chủ vật lý không chia sẻ tài nguyên với người dùng khác để kiểm soát tuyệt đối về phần cứng, phần mềm và cấu hình bảo mật cho doanh nghiệp.

  • Máy chủ ảo (VPS – Virtual Private Server): VPS là một dạng máy chủ được tạo ra bằng cách chia tách một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi VPS hoạt động như một máy chủ riêng nhưng vẫn phải chia sẻ tài nguyên với các VPS khác trên cùng một máy chủ vật lý. VPS phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc website có lưu lượng truy cập trung bình.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Cloud Server sử dụng tài nguyên từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau thông qua một hạ tầng đám mây. Khả năng mở rộng linh hoạt, tính sẵn sàng cao. Tuy nhiên, không cung cấp quyền kiểm soát toàn diện, có thể có chi phí sử dụng cao hơn nếu yêu cầu tài nguyên lớn.
  • Máy chủ vật lý: là lựa chọn tối ưu đối với doanh nghiệp có yêu cầu xử lý dữ liệu lớn, cần sự ổn định, bảo mật tối đa. Server vật lý mang lại hiệu suất cao nhất, độ ổn định lâu dài và toàn quyền kiểm soát. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao, yêu cầu về kỹ thuật vận hành là những yếu tố cần cân nhắc.

Xác định chi phí đầu tư ban đầu

Khi quyết định đầu tư vào một máy chủ vật lý, doanh nghiệp cần lên kế hoạch ngân sách chi tiết cho cả phần cứng lẫn phần mềm và dịch vụ kỹ thuật liên quan. Chi phí cho máy chủ vật lý bao gồm các yếu tố chính sau:

  • Phần cứng: CPU, RAM, ổ đĩa lưu trữ, card mạng, hệ thống làm mát, bộ cấp nguồn dự phòng (UPS).
  • Phần mềm: Chi phí cho hệ điều hành (Windows Server, Linux, v.v.), các phần mềm quản lý server, phần mềm bảo mật, các công cụ liên quan.
  • Nhân lực kỹ thuật: Do máy chủ vật lý yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình vận hành bảo trì, doanh nghiệp cần đầu tư vào đội ngũ kỹ thuật nội bộ hoặc thuê ngoài các dịch vụ quản trị hệ thống từ những chuyên gia IT.

Tính toán chi phí bảo trì – nâng cấp

Các doanh nghiệp cũng cần dự trù chi phí cho việc bảo trì, nâng cấp máy chủ theo thời gian. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Chi phí bảo trì phần cứng: Bao gồm thay thế linh kiện hư hỏng như ổ cứng, quạt làm mát, nguồn điện, v.v.
  • Chi phí nâng cấp: Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp, có thể cần nâng cấp thêm RAM, dung lượng lưu trữ, hoặc thậm chí thay thế CPU mạnh hơn.
  • Chi phí bảo trì phần mềm: Bản quyền hệ điều hành, phần mềm bảo mật, các công cụ quản trị cũng cần được cập nhật và gia hạn theo chu kỳ.

Kế hoạch bảo trì định kỳ

Bảo trì kiểm tra, thay thế linh kiện phần cứng:

  • Kiểm tra trạng thái của linh kiện: Theo dõi nhiệt độ CPU, RAM, ổ cứng, kiểm tra trạng thái quạt làm mát, hệ thống nguồn, hiệu năng của ổ đĩa.
  • Thay thế linh kiện khi cần thiết: Khi phát hiện các dấu hiệu suy giảm hiệu suất của các bộ phận như ổ cứng bị lỗi, quạt bị hỏng, hoặc nguồn điện không ổn định, cần thay thế ngay để tránh sự cố lớn.
  • Kiểm tra hệ thống làm mát và nguồn điện: Hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho máy chủ hoạt động ổn định. Kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có tình trạng quá nhiệt. Ngoài ra, cần duy trì bộ cấp nguồn dự phòng (UPS) để đảm bảo máy chủ không bị gián đoạn khi có sự cố về điện.

Cập nhật phần mềm, bảo mật, hiệu năng máy chủ

  • Cập nhật hệ điều hành: Thực hiện các bản vá lỗi và cập nhật bảo mật từ nhà cung cấp để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa mới.
  • Cập nhật phần mềm bảo mật: Phần mềm tường lửa, phần mềm chống virus, các giải pháp bảo mật cần được cập nhật thường xuyên để phát hiện ngăn chặn các mối nguy hại.
  • Tối ưu hóa phần mềm quản lý server: Đảm bảo các phần mềm quản lý tài nguyên và giám sát máy chủ hoạt động hiệu quả, giúp nhận biết các sự cố tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.

Tối ưu hóa hiệu suất lâu dài

Phân tích hiệu suất để tối ưu sử dụng tài nguyên: Sau một thời gian hoạt động, việc đánh giá hiệu suất của máy chủ là cần thiết để đảm bảo rằng các tài nguyên phần cứng đang được sử dụng hiệu quả:

  • Theo dõi sử dụng CPU, RAM: Xác định liệu máy chủ có đang bị quá tải hoặc sử dụng tài nguyên quá ít, từ đó tối ưu cấu hình hoặc nâng cấp thêm tài nguyên khi cần.
  • Phân tích dung lượng lưu trữ: Đánh giá hiệu suất của ổ cứng, tốc độ truy cập dữ liệu và mức độ sử dụng không gian lưu trữ để xác định khi nào cần mở rộng hoặc thay thế các bộ phận lưu trữ.
  • Phân tích băng thông mạng: Kiểm tra xem liệu băng thông mạng có đủ để đáp ứng các yêu cầu kết nối của doanh nghiệp hay không. Nếu cần, có thể nâng cấp card mạng hoặc mở rộng kết nối.

Lên kế hoạch nâng cấp phần cứng khi cần thiết: Theo thời gian, nhu cầu sử dụng máy chủ của doanh nghiệp có thể tăng lên, do đó cần có kế hoạch nâng cấp phần cứng để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới:

  • Nâng cấp RAM: Nếu các tác vụ xử lý đòi hỏi bộ nhớ lớn hơn, nâng cấp RAM là một giải pháp phổ biến để tăng hiệu suất.
  • Thay thế CPU: Nếu máy chủ vật lý cần xử lý các công việc tính toán phức tạp hơn, có thể cần nâng cấp lên các dòng CPU mới hơn, mạnh mẽ hơn để đáp ứng khối lượng công việc.

Mở rộng dung lượng lưu trữ: Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ổ cứng hoặc thậm chí thay thế bằng các ổ SSD có tốc độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu về hiệu suất và lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn.

Hiệu suất phần cứng: CPU, RAM, ổ cứng 

  • CPU là thành phần quan trọng nhất quyết định tốc độ xử lý, khả năng thực thi của máy chủ. Khi mua máy chủ vật lý, doanh nghiệp cần lựa chọn CPU phù hợp với khối lượng công việc và ứng dụng dự định chạy trên máy chủ.
  • RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): RAM là bộ nhớ tạm thời được sử dụng để lưu trữ dữ liệu cần xử lý nhanh chóng.Đối với các ứng dụng cơ bản như web hosting, email server, hoặc các ứng dụng văn phòng, 16GB đến 64GB RAM có thể đủ. Tuy nhiên, đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, xử lý đồ họa, hoặc các công việc yêu cầu nhiều tài nguyên như phân tích dữ liệu (Big Data), có thể cần từ 128GB trở lên.
  • Ổ cứng (Storage):Ổ cứng HDD có dung lượng lớn, giá thành thấp thích hợp cho các hệ thống cần lưu trữ dữ liệu lớn nhưng không yêu cầu tốc độ truy xuất quá cao. Ổ SSD có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn HDD nhiều lần phù hợp cho các ứng dụng cần tốc độ truy xuất nhanh (như hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc máy chủ chạy ứng dụng nặng). Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc việc triển khai RAID để tăng hiệu suất và khả năng phục hồi dữ liệu trong trường hợp ổ cứng gặp sự cố.

Khả năng mở rộng server

  • Mở rộng phần cứng: Khả năng nâng cấp RAM, ổ cứng; Hỗ trợ nhiều CPU
  • Khả năng mở rộng phần mềm: Máy chủ vật lý nên hỗ trợ các nền tảng ảo hóa (như VMware, Hyper-V) để doanh nghiệp có thể chạy nhiều máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Đảm bảo rằng máy chủ có thể dễ dàng tích hợp với các giải pháp lưu trữ sao lưu dữ liệu từ xa (NAS, SAN) để đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi dữ liệu.

Tính bảo mật

Máy chủ vật lý là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, do đó cần được bảo vệ khỏi các mối đe dọa.

  • Khóa bảo mật, kiểm soát truy cập vật lý: Máy chủ vật lý nên được đặt trong phòng máy chủ với kiểm soát truy cập vật lý nghiêm ngặt với hệ thống bảo mật như thẻ từ, camera giám sát, khóa điện tử.
  • Hệ thống giám sát nhiệt độ, nguồn điện: Hệ thống làm mát, nguồn điện dự phòng giúp đảm bảo máy chủ không bị quá tải nhiệt hoặc gián đoạn nguồn điện từ đó giảm nguy cơ hư hỏng phần cứng.
  • Tường lửa (firewall): Một hệ thống tường lửa giúp ngăn chặn các truy cập trái phép, các cuộc tấn công từ mạng.
  • Phần mềm chống mã độc virus: giúp phát hiện ngăn chặn các mã độc, phần mềm gián điệp xâm nhập vào hệ thống máy chủ.
  • Mã hóa dữ liệu: Để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, doanh nghiệp cần sử dụng các giải pháp mã hóa dữ liệu cả khi lưu trữ và trong quá trình truyền tải.

Chi phí vận hành – bảo trì

Chi phí tiêu thụ điện năng: Máy chủ vật lý thường tiêu thụ lượng điện năng lớn, đặc biệt khi hoạt động liên tục 24/7. Do đó, doanh nghiệp cần tính toán các chi phí liên quan đến việc cấp điện, làm mát cho hệ thống máy chủ. Lựa chọn máy chủ có hiệu suất điện năng cao (ví dụ: được chứng nhận Energy Star) sẽ giúp tiết kiệm chi phí dài hạn.

Chi phí bảo trì hỗ trợ kỹ thuật

  • Dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp: Nên chọn nhà cung cấp máy chủ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, bao gồm các gói bảo hành, dịch vụ bảo trì định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
  • Chi phí thay thế linh kiện: Đối với máy chủ vật lý, các linh kiện như ổ cứng, RAM, nguồn điện có thể cần thay thế sau một thời gian sử dụng. Do đó, doanh nghiệp cần dự trù chi phí cho việc này trong quá trình vận hành.
  • PowerEdge
    Rack
  • PowerEdge
    Tower
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.