Lạc Việt chuyên cung cấp các giải pháp thiết bị lưu trữ cho doanh nghiệp, giúp khách hàng khai thác tối đa tiềm năng dữ liệu của mình.

Thiết bị lưu trữ dữ liệu Dell Storage

Thiết bị lưu trữ dữ liệu HPE Storage

Đơn vị cung cấp giải pháp - Thiết bị lưu trữ lưu trữ hàng đầu cho doanh nghiệp

Thiết bị lưu trữ (Storage server) là một thiết bị máy chủ nhiều ổ cứng hoặc một thiết bị chuyên dụng có nhiều ổ cứng gắn trực tiếp vào máy chủ hoặc sự kết hợp giữa các máy chủ với nhau tạo thành một hệ thống phục vụ cho công việc lưu trữ, backup dữ liệu chia sẻ dữ liệu của công ty tổ chức.

Gần 30 năm cung cấp phần mềm và phần cứng cho doanh nghiệp SME/Enterprise trên toàn quốc, Lạc Việt sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và mối quan hệ chặt chẽ với các nhãn hàng hàng đầu giúp điều hướng các lựa chọn của khách hàng một cách đúng đắn, chính xác.

thiết bị lưu trữ

✓ Đáp ứng đa nhu cầu     ✓ Thanh toán linh hoạt     ✓ Tín dụng đảm bảo     ✓ Dịch vụ hậu mãi chu đáo

Phục vụ cho +100 khách hàng là các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đa ngành nghề và quy mô

Quý khách có thể tham khảo trực tiếp Data Sheet của hãng và gửi Lạc Việt kiểm tra tồn kho hoặc liên hệ Lạc Việt để có thêm thông tin sản phẩm cũng như báo giá chính xác cho ngân sách.

Liên hệ tư vấn sản phẩm và dịch vụ CNTT

Liên hệ Lạc Việt
Thông tin liên hệ:

Mời Quý khách để lại vấn đề cần hỗ trợ vào biểu mẫu bên dưới, Lạc Việt sẽ giải đáp qua hộp thư điện tử trong vòng 24 giờ làm việc!

Nhận tư vấn CNTT

Hệ sinh thái công nghệ Lạc Việt

Phần mềm quản trị

Hạ tầng nền tảng

Dịch vụ công nghệ

Thiết bị CNTT

Câu hỏi thường gặp về thiết bị lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Thiết bị lưu trữ (Storage Devices) là các phần cứng hoặc phương tiện điện tử được sử dụng để lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Chúng cho phép người dùng lưu trữ, truy xuất và quản lý dữ liệu phục vụ nhiều mục đích khác nhau như lưu trữ tài liệu, ảnh, video, phần mềm và hệ điều hành.

Thông thường, đối với những như cầu lưu trữ dữ liệu lớn như doanh nghiệp, thiết bị sẽ được chia thành 3 nhóm sau

  • Lưu trữ nội bộ: NAS, SAN, DAS.
  • Thiết bị vật lý: HDD, SSD, NVMe.
  • Lưu trữ đám mây

Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng cao của doanh nghiệp, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất hiện nay:

Thiết bị lưu trữ NAS

NAS là một giải pháp lưu trữ dữ liệu gắn liền với mạng, cho phép nhiều người dùng và thiết bị có thể truy cập dữ liệu từ xa. Thiết bị NAS có thể được cấu hình với nhiều ổ đĩa để tăng dung lượng lưu trữ, hỗ trợ tính năng sao lưu, chia sẻ tệp tin, lưu trữ dữ liệu an toàn.

Tính năng:

  • Hỗ trợ lưu trữ, chia sẻ các tệp tin giữa các phòng ban.
  • Tích hợp các công cụ sao lưu tự động và phục hồi dữ liệu, bảo vệ dữ liệu trong trường hợp mất mát.
  • Cho phép phân quyền truy cập cho từng người dùng hoặc nhóm, đảm bảo an ninh dữ liệu.
  • Hỗ trợ truy cập dữ liệu từ xa thông qua mạng Internet, giúp làm việc linh hoạt.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: NAS là một giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu trung bình, có nhu cầu chia sẻ tệp tin giữa các bộ phận mà không tốn kém chi phí lớn.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác, chia sẻ dữ liệu: Các công ty có nhiều phòng ban cần làm việc chung trên các tài liệu, dự án.

Thiết bị SAN (Storage Area Network)

SAN là một mạng lưu trữ cao cấp, kết nối trực tiếp các thiết bị lưu trữ với các máy chủ qua giao thức chuyên biệt như Fibre Channel hoặc iSCSI. SAN thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu lớn hoặc doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ hiệu suất cao, khối lượng dữ liệu lớn.

Tính năng:

  • SAN cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu rất nhanh, giúp xử lý các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn, thời gian phản hồi ngắn.
  • Dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ, kết nối thêm thiết bị mới.
  • Hỗ trợ các giải pháp ảo hóa máy chủ và máy trạm, tối ưu hóa việc phân phối, quản lý tài nguyên.
  • Các giải pháp SAN hỗ trợ sao lưu dữ liệu, phục hồi nhanh chóng khi gặp sự cố.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp lớn/tập đoàn đa quốc gia: SAN là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp có khối lượng dữ liệu khổng lồ, cần xử lý dữ liệu với hiệu suất cao.
  • Các trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây: Nơi yêu cầu hệ thống lưu trữ có khả năng phục vụ nhiều máy chủ cùng người dùng cùng lúc.

Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống (DAS)

DAS là loại lưu trữ dữ liệu trực tiếp kết nối với máy tính hoặc máy chủ thông qua các giao diện như SATA, SAS hoặc SCSI. Đây là giải pháp đơn giản, dễ sử dụng nhất để lưu trữ dữ liệu nội bộ.

Tính năng:

  • DAS có thể cắm và sử dụng ngay mà không cần cấu hình phức tạp.
  • Lựa chọn tiết kiệm cho những doanh nghiệp cần lưu trữ cơ bản.
  • Có thể lựa chọn dung lượng ổ cứng tùy theo nhu cầu, từ vài TB đến hàng chục TB.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp nhỏ: Phù hợp cho các công ty cần lưu trữ dữ liệu nội bộ nhưng không cần chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ tạm: Các công việc yêu cầu dữ liệu không cần chia sẻ nhiều như lưu trữ tài liệu cá nhân, sao lưu dữ liệu.

Ổ cứng gắn ngoài (HDD, SSD, NVMe)

Ổ cứng gắn ngoài (HDD, SSD, NVMe) là thiết bị lưu trữ di động được kết nối với máy tính qua các cổng USB, Thunderbolt hoặc eSATA. Đây là giải pháp phổ biến cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ khi cần lưu trữ dữ liệu thêm hoặc sao lưu.

Tính năng:

  • Dễ dàng mang đi mọi nơi, phù hợp với người dùng cần sao lưu dữ liệu khi di chuyển.
  • Các ổ cứng gắn ngoài thường có thể kết nối với các hệ điều hành khác nhau như Windows, macOS, Linux.
  • Có thể sử dụng để sao lưu dữ liệu quan trọng và khôi phục khi cần.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp vừa – nhỏ: Sử dụng ổ cứng gắn ngoài để sao lưu dữ liệu hàng ngày hoặc dự phòng khi không có kết nối mạng.
  • Nhóm làm việc di động: Phù hợp cho các thành viên thường xuyên di chuyển và cần mang theo dữ liệu quan trọng.

USB Flash

USB Flash hay còn gọi là USB flash drive hoặc USB stick là thiết bị lưu trữ nhỏ gọn, dễ mang theo, kết nối với máy tính qua cổng USB. Thiết bị này sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu, không có phần cơ khí chuyển động, giúp tăng độ bền, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc.

Tính năng:

  • USB Flash rất nhỏ gọn và nhẹ, dễ dàng bỏ vào túi hoặc balo, phù hợp cho việc mang theo dữ liệu khi di chuyển.
  • Không cần cài đặt phần mềm phức tạp, chỉ cần cắm vào cổng USB là có thể sử dụng được ngay.
  • Các thế hệ USB hiện nay như USB 3.0, USB 3.1 và USB 3.2 cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao, có thể lên tới vài trăm MB/s.
  • USB Flash tương thích với hầu hết các hệ điều hành, bao gồm Windows, macOS, Linux.
  • Một số dòng USB Flash có tính năng bảo mật như mã hóa phần cứng, giúp bảo vệ dữ liệu tránh bị truy cập trái phép.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: USB Flash là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu di động, sao lưu nhanh chóng hoặc chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính mà không cần kết nối mạng.
  • Doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu tạm thời: USB Flash có thể được sử dụng để sao lưu các tài liệu quan trọng hoặc dữ liệu cần truy cập nhanh khi không có kết nối Internet.

Giải pháp lưu trữ đám mây

Lưu trữ đám mây là giải pháp hiện đại giúp doanh nghiệp lưu trữ và truy cập dữ liệu qua Internet. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Google Cloud, Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure cung cấp các gói lưu trữ linh hoạt, có tính bảo mật cao.

Tính năng:

  • Người dùng có thể mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mà không cần đầu tư phần cứng.
  • Cho phép người dùng truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối Internet.
  • Các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Microsoft OneDrive, Dropbox cung cấp tính năng cộng tác, chia sẻ và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến.
  • Cung cấp các giải pháp bảo mật cao cấp, sao lưu tự động, giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu.

Doanh nghiệp phù hợp:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ đến lớn: Lưu trữ đám mây phù hợp với các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí, cải thiện khả năng làm việc từ xa.
  • Doanh nghiệp cần tính năng làm việc cộng tác: Các công ty có đội ngũ làm việc phân tán cần khả năng làm việc chung trên cùng một tài liệu từ nhiều địa điểm khác nhau.

Dưới đây là so sánh giữa các giải pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến, bao gồm: NAS, SAN, DAS, ổ cứng gắn ngoài, USB Flash và lưu trữ đám mây. Mỗi loại có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng so sánh các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu dựa trên các tiêu chí khác nhau:

Tiêu chíNASSANDASỔ cứng gắn ngoàiUSB FlashLưu trữ đám mây
Chi phíTrung bình, phù hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ.Cao, đầu tư hạ tầng mạng và thiết bị mạnh mẽ.Thấp, phù hợp nhu cầu nhóm nhỏ.Thấp, dễ tiếp cận, giá rẻ.Rất tiết kiệm, chủ yếu sao lưu.Linh hoạt, tiết kiệm trong ngắn hạn.
Khả năng mở rộngTốt, thêm ổ đĩa dễ dàng.Rất tốt, tăng dung lượng và hiệu suất linh hoạt.Hạn chế, chỉ cho một thiết bị.Dễ mở rộng, nhưng không qua mạng.Thấp, chỉ tạm thời hoặc di động.Linh hoạt, nâng cấp gói dịch vụ.
Hiệu suấtTrung bình, phù hợp chia sẻ tài liệu nội bộ.Cao, lý tưởng cho dữ liệu lớn và hệ thống DB.Tốt, giảm hiệu suất khi dùng nhiều.Tốt, sao lưu hoặc truy xuất từ thiết bị.Thấp, chỉ tạm thời hoặc di động.Phụ thuộc tốc độ internet.
Bảo mậtMã hóa, phân quyền người dùng.Giao thức bảo mật cao, mã hóa dữ liệu.Cơ bản, mã hóa và mật khẩu.Mã hóa cơ bản, bảo vệ thấp.Mã hóa nếu dùng phần mềm/hardware.Mã hóa mạnh, sao lưu tự động.
Tính khả dụng và phục hồiRAID và sao lưu tự động.RAID tiên tiến, sao lưu mạnh mẽ.Thủ công, không có RAID.Sao lưu thủ công, không RAID.Sao lưu tạm, không lâu dài.Phiên bản hóa, khôi phục mạnh mẽ.
Khả năng truy cập từ xaDễ dàng qua internet.Cần mạng nội bộ hoặc VPN.Không hỗ trợ.Không hỗ trợ.Không hỗ trợ.Truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Tính di độngKém, cố định trong mạng công ty.Kém, yêu cầu hệ thống mạng chuyên dụng.Khá, có thể di chuyển dễ dàng.Tốt, dễ mang theo.Rất tốt, nhỏ gọn, dễ mang theo.Rất tốt, truy cập từ bất kỳ thiết bị nào.

Thiết bị lưu trữ dữ liệu đóng vai trò cốt lõi trong việc vận hành máy tính và quản lý dữ liệu, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả. Dưới đây là các vai trò quan trọng nhất:

  • Lưu trữ và bảo vệ dữ liệu: Lưu trữ lâu dài các loại dữ liệu như ảnh, video, nhạc, hệ điều hành, phần mềm và các file văn bản quan trọng, đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ hoạt động hệ thống: Cung cấp tài nguyên dữ liệu cho hệ điều hành và các ứng dụng để đảm bảo máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Lưu kết quả công việc: Lưu trữ các file công việc, dữ liệu chỉnh sửa hoặc kết quả sau khi cấu hình, nâng cấp hệ thống.
  • Sao lưu và phục hồi: Đóng vai trò trong việc backup dữ liệu quan trọng, giúp khôi phục dữ liệu nhanh chóng khi gặp sự cố.
  • Chia sẻ và di chuyển dữ liệu: Hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau, tạo sự linh hoạt trong làm việc và giao tiếp dữ liệu.

Việc chọn lựa thiết bị lưu trữ phù hợp là quyết định quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố cần lưu ý:

  • Nhu cầu sử dụng và quy mô dữ liệu: Doanh nghiệp cần đánh giá lượng dữ liệu hiện tại và dự kiến sẽ phát triển ra sao trong tương lai. Các doanh nghiệp nhỏ có thể chọn DAS hoặc NAS, trong khi doanh nghiệp lớn cần SAN hoặc các giải pháp lưu trữ đám mây để đáp ứng nhu cầu lưu trữ lớn.
  • Chi phí đầu tư, vận hành: Cần xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí ban đầu và chi phí bảo trì, nâng cấp. Các giải pháp như lưu trữ đám mây có thể tiết kiệm chi phí nhưng cần tính toán lâu dài để đảm bảo hiệu quả.
  • Tính mở rộng – khả năng nâng cấp: Doanh nghiệp cần chọn thiết bị lưu trữ có khả năng mở rộng để dễ dàng tăng dung lượng khi nhu cầu lưu trữ gia tăng. NAS và SAN là các lựa chọn tốt cho khả năng mở rộng linh hoạt.
  • Độ tin cậy – hiệu suất: Tùy vào yêu cầu công việc, doanh nghiệp cần thiết bị có hiệu suất cao và độ tin cậy tốt, đặc biệt là các hệ thống lưu trữ có vai trò quan trọng như SAN cho các ứng dụng yêu cầu xử lý dữ liệu nhanh, liên tục.
  • Bảo mật và tuân thủ: Lựa chọn thiết bị lưu trữ cần đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật phù hợp và đáp ứng các quy định về bảo vệ dữ liệu như GDPR, HIPAA hoặc các quy định địa phương khác.
  • Khả năng truy cập từ xa: Với xu hướng làm việc từ xa và môi trường làm việc phân tán, khả năng truy cập dữ liệu từ xa là một yếu tố cần cân nhắc. NAS và các giải pháp đám mây cung cấp tính năng này tốt nhất.
  • Tính tương thích với hệ thống hiện tại: Doanh nghiệp cần chọn thiết bị lưu trữ dễ dàng tích hợp với hệ thống phần mềm hiện tại, nhằm tránh các vấn đề tương thích và giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dịch vụ hỗ trợ bảo trì: Các nhà cung cấp thiết bị lưu trữ cần có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì nhanh chóng để giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều này đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, tránh gián đoạn công việc.
  • Dell Storage
  • HPE Storage
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.