Trong bối cảnh chi phí đầu vào ngày càng gia tăng,các quy định môi trường trở nên khắt khe thì quản lý năng lượng đang trở thành một ưu tiên chiến lược trong nhiều doanh nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển đổi xanh và yêu cầu về minh bạch phát thải từ đối tác quốc tế, khách hàng hay nhà đầu tư đang gia tăng. Quản trị năng lượng không chỉ là nội dung trong báo cáo ESG mà còn là minh chứng rõ ràng cho cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mục tiêu của bài viết này, Lạc Việt sẽ giúp các tổ chức doanh nghiệp:
- Hiểu đúng bản chất vai trò của quản lý năng lượng
- Phân biệt rõ giữa tiết kiệm ngắn hạn và quản trị dài hạn
- Lựa chọn được phương pháp, lộ trình phù hợp với nguồn lực thực tế
1. Quản lý năng lượng là gì? Hiểu đúng để triển khai đúng
Quản lý năng lượng là quá trình theo dõi, kiểm soát, đánh giá để tối ưu việc sử dụng các nguồn năng lượng (điện, nước nóng, nhiên liệu, khí nén…) trong doanh nghiệp nhằm đạt được hai mục tiêu chính: giảm chi phí và giảm phát thải mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khác với việc “tiết kiệm điện” theo kiểu tắt bớt đèn hoặc giới hạn giờ sử dụng thiết bị, quản lý năng lượng mang tính hệ thống đòi hỏi doanh nghiệp phải:
- Hiểu rõ hiện trạng sử dụng năng lượng của mình
- Xác định được khu vực/lĩnh vực nào đang lãng phí
- Xây dựng kế hoạch hành động với mục tiêu cụ thể
- Theo dõi, đo lường, điều chỉnh định kỳ
Ví dụ dễ hiểu: Nếu tiết kiệm năng lượng giống như việc bạn tắt điều hòa khi ra ngoài thì quản lý năng lượng là cách bạn lên kế hoạch thay thế điều hòa cũ bằng thiết bị tiết kiệm hơn, điều chỉnh chế độ tự động phù hợp giờ hoạt động, theo dõi chi phí điện từng tháng để đánh giá hiệu quả.
Điều quan trọng là quản lý năng lượng không yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư lớn ngay từ đầu mà có thể bắt đầu từ những bước đơn giản như thu thập dữ liệu, huấn luyện nhân sự, kiểm tra thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng…
Trong chiến lược quản trị hiện đại, quản lý năng lượng không chỉ là công việc của phòng kỹ thuật mà là yếu tố kết nối nhiều bộ phận từ sản xuất, vận hành đến tài chính và truyền thông nhằm hướng đến một doanh nghiệp tiết kiệm, có trách nhiệm với môi trường.
2. Các phương pháp quản lý năng lượng doanh nghiệp có thể áp dụng
Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù vận hành riêng vì vậy không có một mô hình quản lý năng lượng duy nhất phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, có bốn phương pháp phổ biến mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng từ đơn giản đến chuyên sâu. Dưới đây là phân tích chi tiết, đi kèm với lợi ích thực tế và gợi ý triển khai.
2.1. Theo dõi thủ công bằng biểu mẫu, Excel – Giải pháp khởi đầu hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là phương pháp phù hợp cho các doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai quản lý năng lượng hoặc có quy mô nhỏ chưa có điều kiện đầu tư phần mềm chuyên dụng. Doanh nghiệp có thể xây dựng các biểu mẫu để nhân viên ghi nhận:
- Lượng điện tiêu thụ theo thiết bị hoặc khu vực
- Số giờ hoạt động máy móc mỗi ngày
- Chi phí năng lượng theo hóa đơn hàng tháng
Từ đó, quản lý tổng hợp dữ liệu trên Excel để phát hiện bất thường, so sánh theo thời gian tìm ra điểm tiêu hao cao. Mặc dù còn thủ công, phương pháp này giúp hình thành thói quen giám sát năng lượng có hệ thống, là bước đệm để chuyển sang các phương pháp hiện đại hơn.
2.2. Sử dụng phần mềm quản lý năng lượng (EMS) theo thời gian thực tăng độ chính xác và phản ứng kịp thời
Với những doanh nghiệp có nhiều thiết bị tiêu thụ điện lớn, việc ghi nhận thủ công không đủ để kiểm soát kịp thời. Khi đó, việc triển khai phần mềm quản lý năng lượng (Energy Management Software – EMS) sẽ giúp:
- Tự động thu thập dữ liệu từ đồng hồ điện, cảm biến
- Hiển thị trực quan biểu đồ tiêu thụ điện theo thời gian thực
- Gửi cảnh báo khi có thiết bị hoạt động bất thường hoặc vượt ngưỡng
Lợi ích vượt trội là giảm phụ thuộc vào con người, tăng tốc độ phản hồi giúp doanh nghiệp không chỉ “biết đã tiêu bao nhiêu” mà còn biết “tiêu ở đâu, lúc nào, vì sao”.
Phần mềm EMS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất có nhiều phân xưởng, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng lớn hoặc nhà máy chế biến hoạt động liên tục.
2.3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 chuẩn hóa hệ thống nâng cao uy tín quốc tế
Đối với doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý mong muốn tiến xa hơn trong việc nâng cao hiệu quả, áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 là một bước tiến quan trọng. Đây là khung tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp:
- Thiết lập chính sách mục tiêu tiết kiệm năng lượng cụ thể
- Phân tích rủi ro cơ hội tiết giảm tại từng khâu vận hành
- Duy trì cải tiến liên tục hệ thống theo chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động)
Việc đạt chứng nhận ISO 50001 không chỉ mang lại hiệu quả nội tại mà còn tăng tính minh bạch, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng và nhà đầu tư đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu, bất động sản, sản xuất công nghiệp năng lượng.
2.4. Tích hợp công nghệ IoT và AI quản lý thông minh cho doanh nghiệp quy mô lớn
Với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu tối ưu hóa sâu chủ động ra quyết định nhanh, việc tích hợp công nghệ IoT (Internet of Things) và AI (Trí tuệ nhân tạo) là xu hướng tất yếu. Hệ thống sẽ:
- Kết nối hàng loạt thiết bị đo lường (IoT) để thu thập dữ liệu liên tục
- Dùng AI để phân tích mô hình tiêu thụ, dự báo nhu cầu trong tương lai
- Tự động đề xuất lịch vận hành tối ưu hoặc cảnh báo rủi ro phát sinh
Ví dụ, một nhà máy có thể ứng dụng AI để phân tích lịch sử tiêu thụ điện và đưa ra gợi ý điều chỉnh ca làm việc nhằm tránh tiêu thụ vào giờ cao điểm từ đó giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến năng suất.
Giải pháp này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, logistics, kho lạnh, trung tâm dữ liệu hoặc những đơn vị hướng đến mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory).
Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những phương pháp đơn giản, không cần đầu tư lớn miễn là có cam kết rõ ràng với lộ trình hợp lý.
3. Các bước xây dựng hệ thống quản lý năng lượng bài bản trong doanh nghiệp
Một hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả không hình thành trong một sớm một chiều. Mà cần được xây dựng có kế hoạch, dựa trên thực tế vận hành được duy trì qua các bước cải tiến liên tục. Dưới đây là 5 bước cốt lõi giúp doanh nghiệp triển khai bài bản dù ở bất kỳ quy mô nào.
Bước 1. Cam kết từ lãnh đạo và ban hành chính sách năng lượng
Không có hệ thống quản lý nào thành công nếu thiếu sự đồng thuận từ người đứng đầu. Doanh nghiệp cần khởi đầu bằng việc xác lập cam kết tiết kiệm năng lượng từ cấp lãnh đạo, thể hiện rõ trong văn bản chính sách năng lượng.
Chính sách này nên trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp mong muốn đạt được gì trong 1–3 năm tới về hiệu quả năng lượng?
- Có cam kết đầu tư ngân sách, nhân sự để triển khai không?
- Vai trò của từng phòng ban trong quá trình thực hiện là gì?
Cam kết rõ ràng sẽ tạo động lực lan tỏa đến toàn bộ nhân viên giúp các hành động tiếp theo diễn ra đồng bộ, có trọng tâm.
Bước 2. Đánh giá thực trạng xác định khu vực tiêu thụ chính
Trước khi cải thiện, doanh nghiệp cần hiểu mình đang sử dụng năng lượng như thế nào. Ở bước này, cần tiến hành:
- Kiểm kê thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy móc, chiếu sáng, điều hòa…)
- Đo lường lượng điện/nhiên liệu tiêu thụ theo từng bộ phận hoặc khu vực
- Xác định những điểm bất thường, tổn thất năng lượng tiềm ẩn
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất phát hiện 40% tổng điện năng tập trung vào khu vực lò nung, phần lớn trong số đó là trong giờ cao điểm. Từ đây, họ điều chỉnh ca sản xuất để tiết kiệm gần 10% chi phí điện mà không làm chậm tiến độ giao hàng.
Việc đánh giá thực trạng nên được thực hiện bởi đội kỹ thuật nội bộ có chuyên môn, hoặc kết hợp với đơn vị tư vấn chuyên về năng lượng để đảm bảo tính khách quan đầy đủ.
Bước 3. Thiết lập chỉ số đo lường mục tiêu tiết kiệm cụ thể
Không có mục tiêu cụ thể thì không thể đánh giá hiệu quả. Doanh nghiệp cần xây dựng các chỉ số quản lý năng lượng (EnPIs – Energy Performance Indicators) phù hợp với đặc thù của mình, ví dụ:
- kWh/sản phẩm đầu ra
- Lượng khí đốt tiêu thụ cho mỗi tấn hàng
- Chi phí năng lượng trên mỗi doanh thu
Từ các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu rõ ràng như:
- Giảm 10% mức tiêu thụ điện trên mỗi đơn vị sản phẩm trong 6 tháng tới
- Giảm tổng chi phí năng lượng 15% trong năm tài chính
Việc này giúp toàn bộ tổ chức có cùng định hướng dễ dàng theo dõi tiến độ.
Bước 4. Xây dựng kế hoạch hành động và đào tạo nhân sự
Dựa trên kết quả đánh giá, mục tiêu đã đặt ra doanh nghiệp cần lập kế hoạch hành động cụ thể gồm:
- Các biện pháp kỹ thuật: thay thiết bị cũ, tối ưu quy trình vận hành
- Các biện pháp hành vi: điều chỉnh thói quen sử dụng điện, bố trí ca làm hợp lý
- Các hạng mục đầu tư (nếu có): như lắp đặt thiết bị giám sát, cảm biến, phần mềm EMS
Song song đó, cần tổ chức đào tạo cho nhân viên các cấp, không chỉ về kỹ thuật mà còn về tư duy và văn hóa tiết kiệm năng lượng. Khi người vận hành hiểu được vì sao phải tiết kiệm cùng cách làm hiệu quả thì việc thực thi sẽ dễ dàng bền vững hơn nhiều so với việc chỉ áp đặt quy định.
Bước 5. Theo dõi, cải tiến và (nếu cần) chuẩn bị chứng nhận ISO 50001
Quản lý năng lượng là quá trình liên tục. Doanh nghiệp cần thiết lập cơ chế giám sát định kỳ các chỉ số, đánh giá hiệu quả của từng biện pháp điều chỉnh kịp thời. Những công cụ hỗ trợ như dashboard trực quan, phần mềm EMS hoặc bảng tổng hợp Excel sẽ rất hữu ích.
Khi hệ thống đã vận hành ổn định, doanh nghiệp có thể cân nhắc nâng cấp lên tiêu chuẩn quốc tế bằng việc:
- Chuẩn hóa quy trình quản lý theo ISO 50001
- Xây dựng bộ tài liệu chứng minh hiệu quả
- Mời tổ chức chứng nhận độc lập đánh giá
Dù không bắt buộc, chứng nhận ISO 50001 là lợi thế quan trọng để khẳng định uy tín nhất là khi làm việc với đối tác quốc tế hoặc cần công bố báo cáo ESG.
Xem chi tiết về hệ thống quản lý năng lượng tại Đây.
4. Những sai lầm phổ biến khi triển khai quản lý năng lượng
Nhiều tổ chức khi triển khai đã gặp phải những sai lầm phổ biến khiến kết quả không đạt được như kỳ vọng. Dưới đây là bốn sai lầm thường gặp và hướng xử lý phù hợp.
4.1. Chỉ tập trung vào thiết bị, bỏ quên yếu tố con người
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất là cho rằng quản lý năng lượng đồng nghĩa với việc đầu tư thiết bị hiện đại như máy móc tiết kiệm điện, đèn LED hay hệ thống cảm biến. Tuy nhiên, thiết bị chỉ là một phần của bài toán. Nếu nhân viên vận hành vẫn duy trì thói quen lãng phí như để máy chạy không tải, bật điều hòa khi không cần thiết hoặc thiếu ý thức tiết kiệm điện thì thiết bị hiện đại cũng không phát huy được hiệu quả.
Giải pháp: Doanh nghiệp cần kết hợp đầu tư thiết bị với đào tạo và truyền thông nội bộ để tạo ra sự thay đổi về nhận thức. Ví dụ, xây dựng các buổi huấn luyện ngắn về sử dụng năng lượng hiệu quả, khuyến khích các sáng kiến tiết kiệm điện từ người lao động hoặc tổ chức thi đua giữa các bộ phận để tạo động lực tham gia.
4.2. Không có mục tiêu đo lường rõ ràng
Nhiều doanh nghiệp triển khai quản lý năng lượng với kỳ vọng chung chung như “giảm hóa đơn điện” hoặc “tiết kiệm hơn so với năm trước” nhưng không đưa ra mục tiêu cụ thể, cách đo lường kết quả. Kết quả là sau một thời gian triển khai, ban lãnh đạo không biết đã cải thiện được bao nhiêu, hiệu quả đến từ đâu, nên tiếp tục đầu tư ở khâu nào.
Giải pháp: Thiết lập các chỉ số cụ thể, ví dụ như:
- Giảm 8% điện năng tiêu thụ trên mỗi sản phẩm sản xuất trong 6 tháng
- Duy trì hiệu suất sử dụng năng lượng (EnPI) ở mức dưới 10 kWh/m²/tháng đối với tòa nhà
Việc này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả ra quyết định đúng lúc.
4.3. Thiếu kiểm soát dữ liệu hoặc chỉ theo dõi định kỳ
Một sai lầm lớn nữa là chỉ kiểm tra dữ liệu năng lượng vào cuối tháng hoặc cuối quý, khi mọi chi phí đã phát sinh rất khó để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn phụ thuộc hoàn toàn vào hóa đơn tổng mà không biết rõ điện năng được dùng vào khu vực nào, thiết bị nào đang tiêu tốn nhiều nhất.
Giải pháp: Triển khai hệ thống giám sát năng lượng theo thời gian thực từ quy mô nhỏ như bộ đo điện riêng cho khu vực đến phần mềm EMS tích hợp nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc phân xưởng. Điều này giúp phát hiện bất thường ngay khi xảy ra, tiết kiệm thời gian, chi phí khắc phục hậu quả.
4.4. Không có quy trình cải tiến liên tục
Sau khi đạt được một số thành tựu ban đầu, nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái “tạm hài lòng” và ngừng theo dõi, cập nhật các biện pháp tiết kiệm mới. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng liên tục thay đổi theo mùa, theo sản lượng sản xuất, theo điều kiện thiết bị vận hành. Nếu không cập nhật kịp thời, hệ thống sẽ nhanh chóng trở nên kém hiệu quả.
Giải pháp: Thiết lập chu kỳ đánh giá định kỳ hàng quý hoặc nửa năm. Dựa trên các dữ liệu đo lường, doanh nghiệp nên:
- So sánh với mục tiêu đã đặt ra
- Rà soát lại những điểm còn lãng phí chưa được xử lý
- Đề xuất thêm sáng kiến cải tiến (có thể từ chính nhân sự nội bộ)
Ngoài ra, việc áp dụng khung tiêu chuẩn như ISO 50001 cũng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì văn hóa cải tiến liên tục có hệ thống.
5. Giải pháp quản lý năng lượng từ Lạc Việt – Tích hợp công nghệ, linh hoạt theo quy mô doanh nghiệp
Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với các phương pháp quản lý năng lượng thủ công, rời rạc hoặc thiếu dữ liệu tin cậy để ra quyết định thì giải pháp từ Lạc Việt đã mở ra một hướng đi hiện đại hơn: số hóa toàn bộ quá trình giám sát tối ưu năng lượng giúp doanh nghiệp tiết kiệm, minh bạch và tăng tốc chuyển đổi xanh.
5.1. Giám sát năng lượng theo thời gian thực tích hợp dữ liệu thông minh
Khác với cách theo dõi thủ công thường chậm trễ dễ sai sót, giải pháp quản lý năng lượng của Lạc Việt sử dụng công nghệ cảm biến và hệ thống đo đếm tự động, cho phép doanh nghiệp:
- Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực tại từng khu vực, máy móc, dây chuyền
- Trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ, bảng điều khiển dễ hiểu
- Nhận cảnh báo khi tiêu thụ vượt ngưỡng cài đặt hoặc có biến động bất thường
Giúp doanh nghiệp không còn “bị động” với hóa đơn điện cuối tháng mà có thể phát hiện kịp thời lãng phí điều chỉnh ngay trong vận hành hàng ngày.
5.2. Tự động hóa lập báo cáo phát thải tuân thủ chuẩn quốc tế
Song song với theo dõi năng lượng, hệ thống còn hỗ trợ doanh nghiệp đo lường báo cáo lượng phát thải khí nhà kính (CO₂, CH₄, N₂O…) theo tiêu chuẩn GHG Protocol và hướng tới ISO 50001.
Cụ thể:
- Tự động tính toán phát thải theo từng hoạt động (sản xuất, điện, nhiên liệu, vận tải)
- Tạo báo cáo định kỳ theo yêu cầu của bộ phận ESG hoặc đối tác nước ngoài
- Hỗ trợ chứng minh năng lực quản lý phát thải khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế hoặc công bố báo cáo phát triển bền vững
Giải pháp này giải quyết triệt để bài toán “không biết bắt đầu từ đâu” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng hệ thống quản lý phát thải nội bộ.
5.3. Tính linh hoạt caophù hợp cho cả doanh nghiệp nhỏ lẫn tập đoàn sản xuất lớn
Một điểm mạnh của giải pháp Lạc Việt là khả năng tùy biến mở rộng theo từng giai đoạn. Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ phạm vi nhỏ:
- Chỉ theo dõi điện năng trong một khu vực sản xuất
- Giám sát điều hòa hoặc hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà
Sau đó mở rộng dần sang các khu vực khác, tích hợp thêm cảm biến cho nước, khí nén, hơi nước… mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống.
Chính nhờ đặc điểm này, giải pháp của Lạc Việt không chỉ dành cho các nhà máy lớn mà còn đặc biệt phù hợp với:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tối ưu vận hành nhưng ngân sách giới hạn
- Văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại, trường học… muốn theo dõi tiết kiệm điện theo khu vực
Giải pháp quản lý năng lượng từ Lạc Việt không đơn thuần là một phần mềm theo dõi chỉ số điện mà là một nền tảng chuyển đổi số năng lượng toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp từ việc tiết kiệm chi phí, giảm phát thải đến khẳng định uy tín bền vững với đối tác, khách hàng và nhà đầu tư.
Bạn có thể bắt đầu từ nhỏ nhưng thu được giá trị rất lớn.
Nhận tư vấn miễn phí để xây dựng lộ trình quản lý năng lượng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của bạn tại https://lacviet.vn/giai-phap-quan-ly-nang-luong-va-giam-phat-thai-carbon
Quản lý năng lượng không phải là bài toán kỹ thuật đơn lẻ mà là một chiến lược vận hành tổng thể. Doanh nghiệp cần tiếp cận với tư duy dài hạn, lấy dữ liệu làm trung tâm, con người làm nền tảng và cải tiến là động lực để xây dựng một hệ thống thực sự hiệu quả bền vững.