Nền tảng số là gì? 38 Nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số Việt Nam

Nền tảng số là gì? 38 Nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số Việt Nam

31 phút đọc

Theo dõi Lạc Việt trên

Nền tảng số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số bằng cách tạo ra cầu nối giữa các bên cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, tối ưu hóa quá trình giao dịch, mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Trong kỷ nguyên số  4.0, nền tảng số không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, từ tài chính, thương mại đến giáo dục và y tế.

Vậy nền tảng số là gì? Có những loại nền tảng nào? Cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Khái niệm về nền tảng số là gì?

Theo Quyết định số 1230/QĐ-BTTTT ngày 10/07/2023, khái niệm nền tảng số được mô tả như sau:

Nền tảng số là một hệ thống tập hợp phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu được thiết lập với mục đích chính là phục vụ các giao dịch điện tử để đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy giúp các bên tham gia cảm thấy an toàn trong các giao dịch..

Trong Quyết định này cũng nêu rõ các đặc điểm của nền tảng số như sau:

  • Cung cấp không gian trực tuyến cho các bên tham gia thực hiện giao dịch hoặc cung cấp,  sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hỗ trợ phát triển các sản phẩm – dịch vụ mới, tạo điều kiện cho sự đổi mới sáng tạo.
  • Giải quyết các bài toán của chuyển đổi số, nền tảng này tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng với nguyên tắc càng nhiều người sử dụng, dữ liệu thu thập càng phong phú, chi phí giảm, giá trị tạo ra càng lớn.
  • Được thiết kế để sử dụng ngay với đặc điểm đơn giản, thuận tiện, linh hoạt. Dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần phải đầu tư, quản lý, vận hành, hoặc duy trì nền tảng một cách phức tạp.

Triển khai hạ tầng mạng

2. Các loại nền tảng số chính

4 Nhóm nền tảng số chính giúp doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực tạo ra các cơ hội phát triển giúp thúc đẩy kinh tế số toàn cầu:

2.1 Social Platforms – Mạng xã hội

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Có thể kể đến các nền tảng phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram,TikTok, … Đây là nơi mọi người kết nối  tương tác, chia sẻ thông tin với nhau.

Các nền tảng này không chỉ là nơi giao lưu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc marketing xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tạo dựng cộng đồng cho các sản phẩm và dịch vụ để thúc đẩy doanh số bán hàng.

  • Facebook: Với hơn 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới cho phép người dùng chia sẻ nội dung, tham gia vào các nhóm cộng đồng, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Facebook Ads.
  • Instagram: Nền tảng này tập trung vào hình ảnh và video ngắn, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, hoặc du lịch.
  • TikTok: Được biết đến với các video ngắn, TikTok là nơi lý tưởng để doanh nghiệp thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ thông qua các chiến dịch marketing sáng tạo hấp dẫn.

2.2 E-commerce Platforms – Thương mại điện tử

Không còn quá xa lạ, các sàn thương mại điện tử đã thay đổi hành vi mua sắm của chúng ta trong kỷ nguyên số. Nổi bật có thể kể đến như Shopee, Lazada, Amazon, … cung cấp không gian kết nối người bán và người mua dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán trực tuyến. Người tiêu dùng có thể mua hàng từ khắp nơi trên thế giới, so sánh giá cả, nhận xét về sản phẩm một cách tiện lợi.

  • Shopee và Lazada: Đây là hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Đông Nam Á, cung cấp hàng loạt sản phẩm từ thời trang, điện tử, đến đồ gia dụng. Hỗ trợ cực tốt cho các doanh nghiệp nhỏ bán hàng trực tuyến với chi phí thấp với hệ thống vận chuyển nhanh chóng.
  • Amazon: Là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu cung cấp một danh mục sản phẩm khổng lồ, từ sách, điện tử, đến thực phẩm, dịch vụ kỹ thuật số. Ngoài ra, Amazon cũng cung cấp các dịch vụ như hệ thống đám mây, nền tảng phát triển ứng dụng.

2.3 Fintech Platforms – Công nghệ tài chính

Nền tảng công nghệ tài chính (Fintech) đã thay đổi cách thực hiện các giao dịch tài chính, từ việc thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, đến đầu tư, quản lý tài chính cá nhân. Các ứng dụng như MoMo, ZaloPay tại Việt Nam là ví dụ điển hình cho thấy sự tiện lợi, khả năng bảo mật trong các giao dịch tài chính hàng ngày.

  • MoMo là ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam cho phép người dùng thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thậm chí là mua bảo hiểm. Với hơn 23 triệu người dùng, MoMo đang dần thay thế tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày.
  • ZaloPay: Là một dịch vụ thanh toán trực tuyến khác tại Việt Nam, ZaloPay kết nối với ứng dụng Zalo để cung cấp các dịch vụ tài chính tiện lợi, nhanh chóng. Người dùng có thể chuyển tiền qua Zalo, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến.

2.4 E-learning Platforms – Đào tạo – dạy trực tuyến

Nền tảng học trực tuyến đang thay đổi cách tiếp cận giáo dục đào tạo, mang lại cơ hội học tập bất kể vị trí địa lý. Các nền tảng như Coursera, Udemy cung cấp các khóa học trực tuyến từ các trường đại học – chuyên gia trên toàn thế giới, giúp người học nâng cao kỹ năng kiến thức không giới hạn.

  • Coursera: nền tảng học trực tuyến hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu, Coursera cung cấp các khóa học về nhiều lĩnh vực, từ khoa học máy tính, kinh tế đến nghệ thuật, nhân văn. Học viên có thể nhận chứng chỉ hoặc bằng cấp sau khi hoàn thành khóa học.
  • Udemy: Nền tảng này cho phép các chuyên gia, giảng viên bán khóa học trực tuyến. Với hơn 155,000 khóa học, Udemy cung cấp nhiều lựa chọn học tập cho mọi người, từ kỹ năng chuyên môn đến sở thích cá nhân.

3. 38 Nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số Việt Nam

Nguồn: Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Quốc gia

STTLOẠI NỀN TẢNGCƠ QUAN CHỦ QUẢNĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢNĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CỦA BỘ TT&TTTIÊU CHÍ KỸ THUẬTTỰ ĐÁNH GIÁ
01Nền tảng điện toán đám mây Chính phủBộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaVăn bản số 1145/BTTTT-CATTT về việc hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử
02Nền tảng bản đồ sốBộ Tài nguyên và Môi trườngCục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt NamTổng công ty Bưu điện Việt Nam; Vụ Bưu chính
03Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệuBộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaCông văn số 631/BTTTT-THH về việc hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (Phiên bản 1.0)
04Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệuBộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaQuyết định số 2463/QĐ-BTTTT Ban hành Yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu (phiên bản 1⋅0)
05Nền tảng dạy học trực tuyếnBộ Giáo dục và Đào tạoCục Công nghệ thông tinCục Chuyển đổi số quốc gia
06Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS)Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaQuyết định số 1051/QĐ-BTTTT Ban hành Yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) (Phiên bản 1⋅0)
07Nền tảng hóa đơn điện tửBộ Tài chínhTổng cục ThuếTrung tâm Chứng thực điện tử quốc gia
08Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tửBộ Công anCục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộiTrung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.
09Nền tảng dữ liệu số nông nghiệpBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrung tâm Tin học nông nghiệp và Thống kêVụ Kinh tế số và Xã hội số
10Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sảnBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrung tâm Tin học nông nghiệp và Thống kêTrung tâm Chứng thực điện tử quốc gia
11Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xaBộ Y tếTrung tâm Thông tin y tế quốc giaCục Chuyển đổi số quốc gia
12Nền tảng quản lý tiêm chủngBộ Y tếCục Y tế dự phòng; Trung tâm Thông tin y tế quốc giaCục Chuyển đổi số quốc gia
13Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tửBộ Y tếCục Quản lý Khám, chữa bệnh; Trung tâm Thông tin y tế quốc giaCục Chuyển đổi số quốc gia
14Nền tảng trạm y tế xãBộ Y tếTrung tâm Thông tin y tế quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaQuyết định số 3532/QĐ-BYT Quy định về xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
15Nền tảng phát thanh số (trực tuyến)Đài Tiếng nói Việt Nam VOVCục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
16Nền tảng truyền hình số (trực tuyến)Đài Truyền hình Việt Nam VTVTrung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung sốCục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
17Nền tảng bảo tàng sốBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchCục Di sản văn hóa; Trung tâm Công nghệ thông tinVụ Kinh tế số và Xã hội số
18Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dânBộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaQuyết định số 1758/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tài liệu Yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân
19Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchCục Du lịch quốc gia Việt NamVụ Kinh tế số và Xã hội số
20Nền tảng thuế điện tửBộ Tài chínhTổng cục ThuếVụ Kinh tế số và Xã hội số
21Nền tảng bảo hiểm xã hội sốBảo hiểm xã hội Việt NamTrung tâm Công nghệ thông tinCục Chuyển đổi số quốc gia
22Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệpCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Viễn thôngCục Viễn thông
23Nền tảng mô hình ngôn ngữ lớnCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaCông văn số 2619/BTTTT-CĐSQG về việc hướng dẫn yêu cầu cơ bản và phương phápđánh giá Mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt vàTrợ lý ảo Việt Nam (Phiên bản 1.0)
24Nền tảng thiết bị IoTCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông; Cục Viễn thôngCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông; Cục Viễn thông
25Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mớiCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Bưu điện Trung ươngCục Bưu điện Trung ươngQuyết định 157/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu nền tảng Họp trực tuyến
26Nền tảng mạng xã hội thế hệ mớiCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tửCục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
27Nền tảng sàn thương mại điện tửCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngTổng Công ty Bưu điện Việt NamTổng Công ty Bưu điện Việt Nam
28Nền tảng đại học sốCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạoCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc gia
29Nền tảng quản trị tổng thểCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thôngCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông
30Nền tảng kế toán dịch vụCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chínhCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thôngCục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông
31Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tảiCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tảiVụ Kinh tế số và Xã hội sốVụ Kinh tế số và Xã hội số
32Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC)Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục Chuyển đổi số quốc giaCục Chuyển đổi số quốc giaCông văn số 213/THH-CPĐ về việc hướng dẫn mô hình tổng thể, yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh, cấp bộ (phiên bản 1.0)
33Nền tảng trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC)Cơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngCục An toàn thông tinCục An toàn thông tinQuyết định số 1356/QĐ-BTTTT ban hành Tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)
34Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứngCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngVụ Bưu chínhVụ Bưu chính
35Nền tảng cảng biển sốCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòngTrung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Giao thông vận tải); Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng)Vụ Kinh tế số và Xã hội số
36Nền tảng cửa khẩu sốCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Tài chính; Bộ Quốc PhòngTổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Bộ đội Biên phòng Việt Nam (Bộ Quốc phòng)Vụ Kinh tế số và Xã hội số
37Nền tảng đánh giá sát hạch kỹ năng sốCơ quan hỗ trợ phát triển: Bộ Thông tin và Truyền thôngVụ Kinh tế số và Xã hội sốVụ Kinh tế số và Xã hội số
38Nền tảng phần mềm khám chữa bệnh HISBộ Y tếCục Quản lý khám chữa bệnhCục Chuyển đối số quốc gia

4. Lợi ích của nền tảng số đem lại cho doanh nghiệp

Nền tảng số không chỉ cải thiện cách doanh nghiệp tương tác với nhân viên, khách hàng mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.

Cụ thể 3 Lợi ích lớn của việc xây dựng và ứng dụng nền tảng số:

4.1 Tăng cường khả năng kết nối nội bộ và khách hàng

Các nền tảng số đã thay đổi cách cách doanh nghiệp kết nối với nhân sự và khách hàng, bất kể khoảng cách địa lý hay múi giờ.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter để kết nối với khách hàng trên toàn cầu, dùng nền tảng LinkedIn để kết nối tuyển dụng các nhân sự chất lượng trên toàn thế giới.

Sử dụng các nền tảng phần mềm quản trị như LV-DX Collaboration, Slack, Microsoft Teams để các đội nhóm làm việc cùng nhau một cách hiệu quả. Sử dụng hệ thống họp trực tuyến tổ chức các cuộc họp, chia sẻ tài liệu dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

4.2 Gia tăng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, cách thức làm việc

Thông qua việc thu thập phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể đưa ra các gợi ý sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa phù hợp với sở thích nhu cầu của từng người dùng. Ví dụ, các nền tảng như Netflix sử dụng thuật toán để gợi ý phim và chương trình truyền hình dựa trên lịch sử xem của người dùng, trong khi các nền tảng thương mại điện tử như Amazon đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm.

Chỉ với một thiết bị kết nối internet, người dùng có thể mua sắm, thanh toán hóa đơn, học tập, hoặc làm việc từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường sự hài lòng của người dùng.

Các nền tảng số cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các công cụ như chatbot, email marketing, chatbot hỗ trợ giải đáp trực tuyến. Khả năng phản hồi nhanh chóng, chính xác giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng để giữ chân họ trong dài hạn.

4.3 Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới đầy tiềm năng

Trước đây, việc tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng thường yêu cầu nguồn vốn lớn với các kênh phân phối truyền thống phức tạp. Với sự xuất hiện của các nền tảng số, việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thông qua các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Các nền tảng như Upwork, Fiverr, Freelancer mở ra cơ hội cho các chuyên gia cung cấp dịch vụ từ xa. Những người có kỹ năng về lập trình, thiết kế, viết lách, marketing có thể tìm kiếm khách hàng toàn cầu mà không cần phải có mặt tại văn phòng hay trong cùng một quốc gia.

Nền tảng số còn tạo điều kiện cho việc đổi mới các mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp có thể triển khai các mô hình kinh doanh linh hoạt như kinh tế chia sẻ (Uber, Airbnb) hay các dịch vụ dựa trên đăng ký (Netflix, Spotify) mang lại lợi nhuận bền vững.

5. Ví dụ về nền tảng số thực tế trong xã hội hiện nay

Trong lĩnh vực tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt: Nền tảng số giúp thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, với sự phát triển của các ví điện tử Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, … cùng các cổng thanh toán trực tuyến. Người tiêu dùng có thể thanh toán cho các dịch vụ và sản phẩm một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần phải sử dụng tiền mặt. Các nền tảng ngân hàng số như Timo, VPBank NEO cho phép người dùng mở tài khoản, quản lý tài chính, thực hiện các giao dịch ngân hàng mà không cần phải đến chi nhánh.

Trong lĩnh vực y tế, người dân có thể nhận được tư vấn y tế từ xa qua video call hoặc chat. Các bệnh viện và phòng khám có thể sử dụng các nền tảng quản lý thông tin y tế như LV SureHIS, LV FHIR EMR để lưu trữ, truy xuất thông tin bệnh nhân một cách hiệu quả. Nền tảng số trong y tế còn hỗ trợ ứng dụng công nghệ AI và Big Data để phân tích dữ liệu bệnh nhân, dự đoán xu hướng dịch bệnh, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị.

Trong lĩnh vực vận tải – logistics, nền tảng như Grab, Be đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta di chuyển. Người dùng có thể đặt xe dễ dàng chỉ với vài thao tác trên điện thoại, đồng thời theo dõi lộ trình và chi phí một cách minh bạch. Công nghệ số hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, từ việc theo dõi hàng tồn kho đến điều phối vận chuyển. Ngoài ra, với sự phát triển của thương mại điện tử, các nền tảng giao hàng nhanh như Giao Hàng Nhanh, Viettel Post giúp đảm bảo hàng hóa được giao đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, an toàn.

Có thể thấy việc áp dụng các nền tảng số trong hoạt động quản trị vận hành, kinh doanh là điều cấp thiết mà các doanh nghiệp hiện nay cần tìm hiểu thực hiện. Hy vọng rằng những thông tin từ Lạc Việt cung cấp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nền tảng số và lựa chọn được công nghệ phù hợp cho tình hình doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đánh giá bài viết
Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:
Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Chuyên mục

Bài viết mới

Đăng ký tư vấn sản phẩm
Liên hệ nhanh
Bằng cách nhấn vào nút Gửi, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.
Bài viết liên quan
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.