Phần mềm quản lý năng lượng số hóa hiệu quả tiêu thụ năng lượng cho doanh nghiệp

Phần mềm quản lý năng lượng số hóa hiệu quả tiêu thụ năng lượng cho doanh nghiệp

24 phút đọc

Theo dõi Lạc Việt trên

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng yêu cầu minh bạch về phát thải khí nhà kính (GHG), chỉ số ESG và cam kết Net Zero. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ là lợi thế mà đang trở thành một tiêu chí sống còn với nhiều doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý năng lượng ra đời như một công cụ chuyển đổi số thiết yếu. Không phải để thay thế hoàn toàn con người mà là để cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống trực quan minh bạch theo thời gian thực hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính. Đặc biệt, đây cũng là bước đệm giúp doanh nghiệp từng bước tiếp cận các chuẩn mực như ISO 50001, GHG Protocol, báo cáo phát triển bền vững. Cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Tổng quan về phần mềm quản lý năng lượng

1.1. Phần mềm quản lý năng lượng là gì?

Phần mềm quản lý năng lượng là một nền tảng công nghệ được thiết kế để giúp doanh nghiệp giám sát, phân tích, tối ưu việc sử dụng năng lượng trong toàn bộ hệ thống vận hành – sản xuất. Phần mềm này thu thập dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị như đồng hồ điện, cảm biến đo nhiệt, nước, khí đốt… hiển thị kết quả bằng biểu đồ, báo cáo rõ ràng giúp người dùng dễ dàng theo dõi đưa ra hành động kịp thời.

Khác với cách quản lý truyền thống phải tổng hợp thủ công, phần mềm hoạt động tự động, liên tục và có khả năng phát hiện bất thường như thiết bị nào tiêu thụ điện vượt chuẩn, khu vực nào có mức sử dụng đột biến.

1.2. Thành phần cấu trúc cơ bản của hệ thống

Một phần mềm quản lý năng lượng thường bao gồm ba phần chính:

  • Thiết bị thu thập dữ liệu (Data Acquisition Devices): Đây có thể là cảm biến, đồng hồ đo điện, công tơ nước, thiết bị đo áp suất… Các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại các điểm tiêu thụ năng lượng chính trong doanh nghiệp để thu thập dữ liệu theo thời gian thực.
  • Nền tảng phần mềm (Software Platform): Là “bộ não” của hệ thống, nơi tiếp nhận xử lý toàn bộ dữ liệu. Phần mềm sẽ tính toán, phân tích để đưa ra cảnh báo khi phát hiện bất thường hoặc vượt ngưỡng. Một số phần mềm hiện đại còn tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để dự báo nhu cầu năng lượng, đề xuất lịch vận hành tối ưu.
  • Giao diện hiển thị báo cáo (Dashboard & Reports): Đây là phần mà người dùng, kể cả không chuyên ngành có thể tiếp cận dễ dàng. Dữ liệu được trực quan hóa bằng biểu đồ, bản đồ nhiệt hoặc bảng tổng hợp giúp lãnh đạo nhanh chóng nắm được tình hình.

2. Các tính năng nổi bật doanh nghiệp nên quan tâm khi chọn phần mềm quản lý năng lượng

Không phải mọi phần mềm quản trị năng lượng đều giống nhau. Một số chỉ đơn thuần thu thập dữ liệu đo đếm trong khi những phần mềm tốt hơn có thể trở thành trợ lý vận hành thông minh cho cả bộ phận kỹ thuật và ban lãnh đạo. Dưới đây là những tính năng cốt lõi mà doanh nghiệp cần ưu tiên khi lựa chọn, cùng với giá trị cụ thể mà từng tính năng mang lại.

2.1. Giám sát tiêu thụ điện, nước, khí, hơi… từ nhiều nguồn thiết bị

Phần mềm cần có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều loại thiết bị khác nhau: đồng hồ điện, cảm biến đo nhiệt, thiết bị đo lưu lượng nước, hệ thống đo khí nén, hơi nước… Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đa dạng hoặc sử dụng nhiều nguồn năng lượng cùng lúc.

Thay vì chỉ nhìn tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng, doanh nghiệp có thể:

  • Biết chính xác khu vực nào, thiết bị nào tiêu hao năng lượng nhiều nhất
  • So sánh giữa các ca làm việc, dây chuyền hoặc tòa nhà khác nhau
  • Chủ động điều phối thiết bị để giảm tải giờ cao điểm hoặc tránh lãng phí vận hành không cần thiết

2.2. Cảnh báo bất thường về mức tiêu thụ vượt ngưỡng

Một tính năng quan trọng khác là khả năng thiết lập ngưỡng cảnh báo (tùy chỉnh) phát hiện bất thường trong tiêu thụ năng lượng. Ví dụ, khi một máy nén khí tiêu thụ điện vượt mức trung bình 20% trong 3 ngày liên tiếp, hệ thống sẽ gửi cảnh báo qua email hoặc hiển thị trực tiếp trên dashboard.

Giá trị mang lại:

  • Phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn như rò rỉ, máy hoạt động sai thông số
  • Giảm tổn thất chi phí do tiêu hao không kiểm soát
  • Tránh gián đoạn sản xuất và bảo trì bị động

Không chỉ giúp tiết kiệm mà còn hỗ trợ bảo trì thiết bị chủ động tăng tuổi thọ vận hành.

2.3. Biểu đồ dashboard trực quan dễ hiểu

Không phải ai cũng đọc được số liệu kỹ thuật chi tiết, vì vậy phần mềm cần có giao diện hiển thị thân thiện cho phép người dùng ở nhiều cấp độ khác nhau từ kỹ thuật viên đến giám đốc điều hành đều có thể đọc hiểu khai thác thông tin.

  • Lãnh đạo dễ dàng nắm được xu hướng tiêu thụ năng lượng theo thời gian
  • Các cuộc họp nội bộ hoặc báo cáo tổng hợp trở nên thuyết phục minh bạch hơn
  • Dễ dàng xây dựng KPI tiết kiệm năng lượng theo bộ phận hoặc khu vực cụ thể

Các biểu đồ như: cột so sánh, bản đồ nhiệt, biểu đồ tròn theo từng ca sản xuất… giúp việc ra quyết định không còn dựa vào cảm tính.

2.4. Tự động lập báo cáo theo chuẩn ISO 50001/GHG Protocol

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi cần lập báo cáo năng lượng hoặc phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế vì thiếu công cụ tổng hợp hoặc không biết tính toán đúng cách. Một phần mềm tối ưu cần hỗ trợ tự động lập báo cáo định kỳ, xuất file theo mẫu ISO 50001 (quản lý năng lượng) và GHG Protocol (báo cáo khí nhà kính).

Giá trị mang lại:

  • Tiết kiệm thời gian, nhân lực trong việc tổng hợp xử lý dữ liệu
  • Hạn chế sai sót tăng độ tin cậy của báo cáo khi làm việc với đối tác, kiểm toán
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu chứng nhận, đấu thầu hoặc kiểm định quốc tế

Đặc biệt với các doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững hoặc đã công bố cam kết Net Zero, việc báo cáo định kỳ sẽ là bằng chứng rõ ràng về tiến độ và trách nhiệm.

2.5. Khả năng mở rộng, tích hợp IoT, hệ thống SCADA hoặc phần mềm quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp không nên lựa chọn phần mềm “đóng kín” khó tích hợp hoặc bị giới hạn theo mô hình cứng nhắc. Một giải pháp lý tưởng cần hỗ trợ kết nối với thiết bị IoT, hệ thống SCADA hoặc các phần mềm ERP hiện có nhằm xây dựng hệ sinh thái vận hành đồng bộ.

Giá trị mang lại:

  • Dễ mở rộng quy mô khi doanh nghiệp tăng trưởng, mở thêm nhà xưởng hoặc chi nhánh
  • Đồng bộ dữ liệu quản trị – tài chính – sản xuất – năng lượng trên cùng một nền tảng
  • Giảm rủi ro đầu tư lại phần mềm khi thay đổi cấu trúc vận hành

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể tích hợp phần mềm năng lượng với hệ thống đặt lệnh sản xuất để điều chỉnh ca làm việc hợp lý, giảm tiêu thụ điện vào giờ cao điểm.

Tóm lại, lựa chọn đúng phần mềm quản lý năng lượng không chỉ là câu chuyện của tính năng kỹ thuật, mà là quyết định chiến lược giúp doanh nghiệp vận hành tinh gọn, minh bạch bền vững hơn. Hãy chọn phần mềm không chỉ để “đo lường” mà còn để “ra quyết định chính xác hơn mỗi ngày”.

3. Những nhóm doanh nghiệp phù hợp để ứng dụng phần mềm quản lý năng lượng

Phần mềm quản lý năng lượng không phải là một giải pháp chỉ dành cho các tập đoàn lớn hay những doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống tự động hóa. Ngược lại, đây là công cụ phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp miễn là họ đang có nhu cầu giảm chi phí năng lượng, vận hành hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu về phát thải. Dưới đây là bốn nhóm đối tượng điển hình nên cân nhắc triển khai phần mềm này càng sớm càng tốt.

3.1. Doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng)

Đây là nhóm tiêu thụ năng lượng ở mức cao liên tục. Nhiều nhà máy sử dụng thiết bị công suất lớn như lò nung, hệ thống làm lạnh, máy nén khí, dây chuyền tự động… khiến chi phí năng lượng chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi phí vận hành.

Nếu không có hệ thống giám sát chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ khó nhận ra đâu là thiết bị tiêu hao bất thường, hoạt động không hiệu quả hoặc thời gian nào trong ngày phát sinh chi phí cao nhất.

Giá trị phần mềm mang lại:

  • Tối ưu lịch sản xuất để tránh tiêu thụ điện vào giờ cao điểm
  • Phát hiện kịp thời thiết bị tiêu thụ điện vượt chuẩn hoặc xuống cấp
  • Giảm lãng phí trong vận hành nâng cao hiệu suất tổng thể

Ví dụ: Một xưởng may quy mô 400 công nhân tại Bình Dương ứng dụng phần mềm để theo dõi điện năng từng chuyền từ đó điều phối thiết bị phù hợp từng ca làm, tiết kiệm hơn 12% chi phí điện trong 6 tháng.

3.2. Tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại

Nhóm này thường có nhiều hệ thống vận hành liên tục như điều hòa trung tâm, thang máy, chiếu sáng, hệ thống nước nóng/lạnh… phải phục vụ nhu cầu sử dụng biến động theo giờ, theo mùa.

Chi phí năng lượng khó kiểm soát vì chia đều cho nhiều bộ phận, khu vực. Ban quản lý tòa nhà thường chỉ biết tổng số tiền điện nhưng không biết khu vực nào đang lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả.

Giá trị phần mềm mang lại:

  • Theo dõi tiêu thụ theo từng tầng, từng khu vực hoặc theo giờ hoạt động
  • Giúp điều chỉnh cài đặt thiết bị theo công suất thực tế (ví dụ: giảm điều hòa vào cuối tuần, tắt đèn tự động ngoài giờ)
  • Tự động lập báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị thuê hoặc bộ phận tài chính

3.3. Logistics, kho lạnh, trung tâm dữ liệu (data center)

Đây là nhóm có đặc điểm sử dụng thiết bị vận hành 24/7, yêu cầu ổn định cao, tiêu hao điện lớn nhưng rất nhạy cảm với sự cố (chỉ một trục trặc nhỏ cũng có thể gây tổn thất lớn).

Dữ liệu tiêu thụ thường rất lớn, biến động mạnh theo mùa hoặc thời điểm trong ngày. Việc không giám sát theo thời gian thực dễ dẫn đến lãng phí và không thể tối ưu hóa quy trình làm lạnh, làm mát, hoặc bảo trì.

Giá trị phần mềm mang lại:

  • Phân tích sâu hiệu suất hệ thống làm lạnh, điều hòa trung tâm
  • Cảnh báo khi thiết bị có dấu hiệu hoạt động bất thường
  • Tối ưu mức nhiệt cài đặt theo tải thực tế (load), tránh làm lạnh quá mức

Ví dụ: Một kho lạnh chuyên lưu trữ thực phẩm đông lạnh đã giảm 18% chi phí điện nhờ phần mềm đề xuất lịch bảo trì ngưng tụ và điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt theo loại hàng hóa lưu kho.

3.4. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải

Ngày càng nhiều tập đoàn toàn cầu, đặc biệt trong các ngành thời trang, điện tử, thực phẩm… yêu cầu nhà cung cấp phải công bố dữ liệu phát thải cùng minh chứng nỗ lực giảm phát thải trong quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển.

Nhiều doanh nghiệp Việt chưa có hệ thống theo dõi phát thải hoặc đo lường năng lượng tiêu thụ một cách khoa học dẫn đến bị loại khỏi các đơn hàng lớn do thiếu minh bạch.

Giá trị phần mềm mang lại:

  • Cung cấp số liệu tiêu thụ năng lượng theo từng hoạt động cụ thể
  • Hỗ trợ lập báo cáo phát thải khí nhà kính (CO₂, CH₄…) theo chuẩn GHG Protocol
  • Nâng cao uy tín khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Phần mềm quản lý năng lượng không phải là công cụ xa xỉ mà là giải pháp thực tiễn có thể triển khai linh hoạt ở mọi quy mô doanh nghiệp, mọi ngành nghề. Quan trọng là doanh nghiệp nhận ra bài toán của mình là gì – và phần mềm có thể giải quyết nó bằng dữ liệu, minh bạch hiệu quả.

4. Giải pháp phần mềm quản lý năng lượng từ Lạc Việt

4.1. Tổng quan giải pháp: theo dõi năng lượng theo thời gian thực, báo cáo phát thải, dashboard minh bạch

Giải pháp phần mềm đo lường và quản lý năng lượng do Lạc Việt phát triển là một hệ thống toàn diện giúp doanh nghiệp giám sát, phân tích, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong thời gian thực. Phần mềm tích hợp trực tiếp với các thiết bị đo lường như đồng hồ điện, cảm biến lưu lượng khí, nước hoặc nhiệt độ, cho phép thu thập dữ liệu liên tục, tự động chính xác.

Thay vì chờ đến cuối tháng để nhận hóa đơn điện nước rồi cố gắng phân tích thủ công, hệ thống sẽ giúp người dùng:

  • Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng từng khu vực, thiết bị, dây chuyền theo thời gian thực
  • Hiển thị dữ liệu trực quan qua dashboard, biểu đồ, bản đồ nhiệt
  • Phát hiện sớm bất thường, cảnh báo vượt ngưỡng, ghi nhận sự cố để xử lý nhanh chóng
  • Lập báo cáo định kỳ về tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính theo chuẩn GHG Protocol

Với giao diện dễ sử dụng, phần mềm phù hợp cho cả bộ phận kỹ thuật lẫn quản lý, giúp kết nối thông tin giữa các tầng vận hành mà không cần chuyên môn sâu về CNTT.

4.2. Ưu điểm: triển khai linh hoạt theo quy mô, đáp ứng ISO 50001, tích hợp dữ liệu vận hành

Một điểm khác biệt nổi bật của giải pháp Lạc Việt là tính linh hoạt cao có thể triển khai theo từng bước nhỏ, phù hợp với khả năng đầu tư mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp. Dù bạn là một nhà máy lớn đang vận hành nhiều dây chuyền hay chỉ là một đơn vị logistics hoặc tòa nhà văn phòng, giải pháp đều có thể cấu hình phù hợp với quy mô nhu cầu thực tế.

Phần mềm cũng được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Đáp ứng các yêu cầu quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
  • Lập báo cáo phát thải phù hợp với yêu cầu của các chương trình ESG
  • Tích hợp với các hệ thống quản trị nội bộ như ERP, SCADA, IoT

Điều này giúp doanh nghiệp tránh tình trạng “đầu tư một lần rồi bỏ”, mà thay vào đó có thể mở rộng dần theo từng giai đoạn phát triển – từ theo dõi điện năng đơn lẻ đến quản lý toàn bộ hệ sinh thái năng lượng vận hành.

4.3. Giá trị mang lại: tiết kiệm chi phí, hỗ trợ báo cáo ESG, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quan trọng hơn cả tính năng, giải pháp của Lạc Việt hướng đến giá trị thực tế lâu dài cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Bằng cách theo dõi sát sao và phát hiện điểm tiêu thụ bất hợp lý, doanh nghiệp có thể tiết giảm từ 5–20% chi phí năng lượng mỗi năm, đặc biệt là trong các ngành có mức tiêu thụ cao.
  • Hỗ trợ báo cáo phát triển bền vững (ESG): Khi các đối tác, nhà đầu tư yêu cầu minh bạch về tác động môi trường, phần mềm giúp doanh nghiệp không chỉ báo cáo một cách chính xác mà còn chứng minh nỗ lực giảm phát thải dựa trên số liệu rõ ràng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Trong đấu thầu quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu hay hợp tác với các đơn vị FDI, việc sở hữu một hệ thống quản lý năng lượng bài bản, minh bạch là điểm cộng lớn để khẳng định uy tín chuyên nghiệp.
  • Đáp ứng lộ trình Net Zero: Với những doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển bền vững dài hạn, phần mềm giúp theo dõi lượng phát thải thực tế, từ đó xây dựng lộ trình giảm phát thải khả thi, chứ không chỉ là cam kết trên giấy.

Phần mềm quản lý năng lượng của Lạc Việt không chỉ là một giải pháp công nghệ mà là nền tảng giúp doanh nghiệp chủ động tiết kiệm, minh bạch trong vận hành để tiến xa hơn trên hành trình chuyển đổi xanh. Nhận tư vấn 1:1 từ chuyên gia để xây dựng lộ trình triển khai phù hợp với doanh nghiệp bạn tại: https://lacviet.vn/giai-phap-quan-ly-nang-luong-va-giam-phat-thai-carbon

Đánh giá bài viết
Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:
Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>

Chuyên mục

Bài viết mới

Đăng ký tư vấn sản phẩm
Liên hệ nhanh
Bằng cách nhấn vào nút Gửi, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.
Bài viết liên quan
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.