Enterprise AI

Enterprise AI là gì? Ví dụ 6 ứng dụng công nghệ AI vào doanh nghiệp

23 phút đọc

Theo dõi Lạc Việt trên

Doanh nghiệp đang phải đối mặt với khối lượng dữ liệu khổng lồ nhưng chưa khai thác hết tiềm năng? Doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn không? Nếu câu trả lời là có, công nghệ Enterprise AI chính là giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết những thách thức này. Với khả năng phân tích dữ liệu nhanh chóng và chính xác, AI không chỉ hỗ trợ tự động hóa các quy trình mà còn cung cấp những thông tin giá trị để cải thiện hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ giới thiệu về Enterprise AI, cách thức công nghệ này đang thay đổi cách thức vận hành cũng như những ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp.

1. Enterprise AI là gì?

Enterprise AI là việc tích hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các quy trình, hệ thống, hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hiệu suất, tạo ra giá trị mới. Không chỉ giới hạn trong một công cụ hay ứng dụng, Enterprise AI là một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa dữ liệu, phân tích, tự động hóa và ra quyết định thông minh.

Enterprise AI
Tích hợp AI vào các quy trình, hệ thống, hoạt động của doanh nghiệp

Enterprise AI không chỉ dựa vào một công nghệ đơn lẻ mà là sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến:

  • Học máy (Machine Learning): Giúp các hệ thống tự học từ dữ liệu, cải thiện hiệu suất theo thời gian.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP): Cho phép hệ thống hiểu, phân tích và phản hồi ngôn ngữ con người.
  • Trí tuệ nhân tạo tương tác (Conversational AI): Hỗ trợ chatbot, trợ lý ảo thông minh trong việc tương tác với khách hàng.
  • Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics): Khai thác thông tin từ dữ liệu khổng lồ để hỗ trợ ra quyết định.
  • Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation – RPA): Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, tăng hiệu suất làm việc.
  • Thị giác máy tính (Computer Vision): Sử dụng AI để phân tích hình ảnh, video, nhận diện vật thể.

2. Enterprise AI mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Theo Thống kê của Mckinsey, AI dần đang trở thành công nghệ hàng đầu tại nơi làm việc:

  • 65% Doanh nghiệp sử dụng AI thế hệ, gần gấp đôi tỷ lệ phần trăm so với cuộc khảo sát 10 tháng trước đó.
  • Tỷ lệ áp dụng AI trên toàn cầu đã tăng từ 50% lên 72%, với sự gia tăng lớn nhất trong ngành dịch vụ chuyên nghiệp.
  • 50% Người tham gia khảo sát cho biết tổ chức của họ áp dụng AI trong hai hoặc nhiều chức năng kinh doanh, tăng mạnh từ mức dưới 1/3 vào năm 2023.
  • AI giúp giảm 40% thời gian tuyển dụng, nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
  • 65% Nhà quản lý tin tưởng vào các hệ thống hỗ trợ AI hơn là con người trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
  • AI đang nâng cao hiệu quả hoạt động khi có tới 67% công ty toàn cầu ưu tiên sử dụng công nghệ này.
  • Các tổ chức tích hợp AI có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên dữ liệu cao gấp 5 lần.

AI không chỉ là một xu hướng mà là một bước tiến lớn trong hành trình số hóa của các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ vai trò mà Enterprise AI mang lại sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khai thác tiềm năng của công nghệ này, từ đó chuyển hóa hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, bền vững.

  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Enterprise AI tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và tối ưu hóa quy trình vận hành. Ví dụ, sử dụng RPA giúp giảm thiểu thời gian xử lý các công việc hành chính, trong khi NLP hỗ trợ phân loại, xử lý email khách hàng nhanh chóng.
  • Tăng cường khả năng ra quyết định: Dựa trên phân tích dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược chính xác hơn. Enterprise AI cung cấp các dự đoán, cảnh báo, đề xuất giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tận dụng cơ hội kinh doanh.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: AI cho phép cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, từ việc dự đoán hành vi đến đề xuất sản phẩm phù hợp. Chatbot AI và trợ lý ảo đảm bảo khách hàng luôn được hỗ trợ 24/7.
  • Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực: AI giúp giảm sự phụ thuộc vào nhân sự cho các công việc lặp lại, từ đó tiết kiệm chi phí vận hành. Các quy trình tự động cũng giúp tăng tốc độ thực hiện công việc, giảm sai sót.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng AI có khả năng thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi của thị trường, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.
  • Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Enterprise AI giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng.
Enterprise AI
AI tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và tối ưu hóa quy trình vận hành

3. Quy trình triển khai Enterprise AI trong doanh nghiệp

Để triển khai Enterprise AI thành công, doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch chi tiết, quy trình rõ ràng. 

Dưới đây là 7 bước cơ bản giúp doanh nghiệp triển khai AI một cách hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực và đạt được kết quả bền vững.

Bước 1: Xác định mục tiêu của tổ chức

Bước đầu tiên trong quá trình triển khai Enterprise AI là xác định rõ mục tiêu của tổ chức. Doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi như:

  • Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp là gì?
  • AI có thể giúp doanh nghiệp cải thiện những lĩnh vực nào?
  • Doanh nghiệp cần đạt được gì từ việc triển khai AI (tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng,…)?

Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược AI phù hợp và đo lường được hiệu quả của các giải pháp sau này.

Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng của dữ liệu

Dữ liệu là yếu tố then chốt trong việc triển khai AI. Do đó, doanh nghiệp cần phải đánh giá chất lượng, tính đầy đủ và khả năng sử dụng của dữ liệu hiện có.

  • Chất lượng dữ liệu: Dữ liệu phải được chuẩn hóa, làm sạch trước khi sử dụng.
  • Độ chính xác của dữ liệu: Dữ liệu phải phản ánh chính xác tình hình thực tế để hệ thống AI có thể đưa ra quyết định chính xác.
  • Dữ liệu có sẵn: Kiểm tra xem liệu doanh nghiệp có đủ dữ liệu để đào tạo các mô hình AI hay không.
Enterprise AI
Đánh giá chất lượng, tính đầy đủ và khả năng sử dụng của dữ liệu hiện có

Bước 3: Phát triển chiến lược dữ liệu

Sau khi đánh giá được mức độ sẵn sàng của dữ liệu, doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược dữ liệu chi tiết, bao gồm các yếu tố như:

  • Cách thu thập dữ liệu: Sử dụng các công cụ tự động để thu thập dữ liệu từ các hệ thống hiện tại.
  • Cách bảo vệ, quản lý dữ liệu: Thiết lập các quy định, chính sách bảo mật dữ liệu để bảo vệ thông tin doanh nghiệp và khách hàng.
  • Cách tối ưu hóa dữ liệu: Áp dụng các công nghệ phân tích dữ liệu lớn để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên dữ liệu có sẵn.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện

Để triển khai Enterprise AI thành công, cần phải có một kế hoạch phát triển toàn diện. Kế hoạch này phải bao gồm:

  • Lộ trình triển khai từng giai đoạn.
  • Các công cụ và nền tảng cần thiết để phát triển AI.
  • Các bộ phận trong doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình triển khai (như IT, nhân sự, marketing,…).
  • Ngân sách, nguồn lực cần thiết.
Enterprise AI
Xây dựng lộ trình triển khai AI trong doanh nghiệp theo từng giai đoạn

Bước 5: Thiết kế và triển khai chương trình Enterprise AI thí điểm

Trước khi triển khai rộng rãi, doanh nghiệp cần thực hiện một chương trình thí điểm AI để kiểm tra tính khả thi của công nghệ.

  • Xác định một bộ phận hoặc quy trình cụ thể để thử nghiệm AI.
  • Đo lường kết quả, điều chỉnh giải pháp nếu cần.
  • Chú trọng đến việc đào tạo nhân viên, xây dựng các kỹ năng cần thiết.

Bước 6: Tích hợp công nghệ

Khi chương trình thí điểm thành công, bước tiếp theo là tích hợp công nghệ AI vào các quy trình, hệ thống hiện tại của doanh nghiệp.

  • Tích hợp AI vào hệ thống quản lý, CRM, ERP, hoặc các công cụ phân tích dữ liệu hiện có.
  • Đảm bảo rằng AI có thể hoạt động liên tục và tương thích với các công nghệ đã triển khai trước đó.
Enterprise AI
Tích hợp AI vào hệ thống quản lý hoặc các công cụ phân tích dữ liệu hiện có

Bước 7: Cập nhật và theo dõi mức độ ổn định

Việc triển khai AI không phải là công việc chỉ làm một lần, mà cần được theo dõi, cập nhật liên tục để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

  • Cập nhật hệ thống AI để cải thiện khả năng học hỏi và dự đoán.
  • Theo dõi mức độ ổn định, xử lý kịp thời các sự cố.
  • Đo lường hiệu quả của AI trong việc đạt được các mục tiêu đã xác định ban đầu.

4. Ví dụ ứng dụng công nghệ AI vào doanh nghiệp

Việc áp dụng AI vào doanh nghiệp có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là 6 ví dụ điển hình về cách AI có thể được triển khai trong các ngành nghề:

4.1 Dịch vụ tài chính, kế toán

AI có thể phân tích các giao dịch và phát hiện những hành vi bất thường hoặc gian lận, giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài sản, tránh được những rủi ro tài chính. Ngoài ra, Enterprise AI cung cấp khả năng dự báo chính xác hơn trong việc lập ngân sách, dự báo các xu hướng tài chính, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư, tài chính thông minh hơn.

AI trong doanh nghiệp
AI có thể phân tích các giao dịch tài chính và phát hiện những hành vi bất thường

4.2 Tối ưu quy trình làm việc

AI giúp tự động hóa các quy trình công việc lặp đi lặp lại, từ đó giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người, tăng cường hiệu suất. Ví dụ, việc sử dụng RPA (Robotic Process Automation) có thể tự động xử lý các tác vụ văn phòng như lập hóa đơn, xử lý dữ liệu khách hàng, hoặc phân loại email, giúp nhân viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược hơn.

AI không chỉ giúp cá nhân mà còn hỗ trợ đội ngũ trong việc phối hợp hiệu quả hơn. Cụ thể, AI có thể phân phối công việc, theo dõi tiến độ và cung cấp phản hồi kịp thời về hiệu suất công việc của nhóm. Điều này giúp các nhóm làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt trong môi trường làm việc từ xa hoặc các dự án phức tạp.

4.3 Hỗ trợ dịch vụ khách hàng

Enterprise AI cung cấp các giải pháp hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua chatbot và trợ lý ảo. Các hệ thống này có thể giải đáp các câu hỏi thường gặp, hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch đơn giản, cung cấp giải pháp tức thì cho những vấn đề cơ bản mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ nhân viên. 

AI phân tích các đánh giá, bình luận, tương tác từ mạng xã hội để xác định cảm nhận, nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh dịch vụ, sản phẩm của mình sao cho phù hợp hơn với thị hiếu cũng như mong muốn của khách hàng.

AI trong doanh nghiệp
Giải pháp hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua chatbot và trợ lý ảo

4.4 Chiến lược bán hàng và tiếp thị

AI giúp phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng, từ đó cung cấp các thông tin chi tiết về thói quen mua sắm và ưu tiên của khách hàng. Các chiến dịch tiếp thị, chiến lược bán hàng sau đó có thể được tối ưu hóa – cá nhân hóa, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu chi phí quảng cáo.

Các mô hình AI có khả năng dự đoán hành vi của khách hàng và xu hướng tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định bán hàng thông minh hơn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự báo tiềm năng thị trường, từ đó nâng cao khả năng phát triển sản phẩm, chiến lược dài hạn.

4.5 Phát triển sản phẩm

Enterprise AI hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết kế sản phẩm mới bằng cách phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Các công cụ AI có thể tạo ra các nguyên mẫu nhanh chóng, đồng thời mô phỏng hiệu suất của sản phẩm trước khi ra mắt.

Các hệ thống kiểm soát chất lượng hỗ trợ AI có thể phát hiện lỗi, vấn đề trong quy trình sản xuất, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng.

4.6 Quản lý và phân tích dữ liệu

AI giúp doanh nghiệp phân tích các tập dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó phát hiện các xu hướng, mô hình và thông tin chi tiết quan trọng để ra quyết định chiến lược chính xác hơn.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể kết hợp, phân tích dữ liệu từ các hệ thống khác nhau, giúp doanh nghiệp tạo ra báo cáo chính xác hơn, đưa ra các quyết định nhanh chóng trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

AI trong doanh nghiệp
AI giúp doanh nghiệp phân tích các tập dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau

4.7 Quản lý nguồn nhân lực

AI giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình tuyển dụng bằng cách sàng lọc hồ sơ ứng viên, lên lịch phỏng vấn và đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với công ty. Ngoài ra, AI còn có thể phân tích hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp tối ưu hóa quy trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

Các công cụ AI cũng giúp theo dõi sự hài lòng, gắn kết của nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và phân tích cảm xúc. Thông tin thu thập được có thể được sử dụng để cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sự gắn kết của nhân viên.

Việc triển khai AI vào các hoạt động kinh doanh giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí và tạo ra cơ hội để cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng sự hài lòng của khách hàng. AI đang mở ra nhiều cơ hội mới trong các lĩnh vực như tài chính, bán hàng, tiếp thị, quản lý nhân sự, hậu cần, chăm sóc khách hàng. Đây chính là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng Enterprise AI vào chiến lược số hóa của mình, nhằm đạt được sự phát triển bền vững và vươn lên dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ mới.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
  • Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • Email: info@lacviet.vn – Website: https://lacviet.vn
  • Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Đánh giá bài viết
Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:
Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>

Bài viết mới

Đăng ký tư vấn sản phẩm
Liên hệ nhanh
Bằng cách nhấn vào nút Gửi, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.
Bài viết liên quan
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.