Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

6 Quy tắc viết hoa trong văn bản hành chính không thể bỏ qua

Mục lục bài viết

Tuân thủ quy tắc viết hoa là sự am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa viết. Viết hoa đúng cách giúp xây dựng/truyền tải nội dung chất lượng, nhấn mạnh các yếu tố quan trọng, nâng cao giá trị của thông điệp, chuẩn mực trong giao tiếp bằng văn bản. Vậy quy tắc viết hoa trong văn bản là gì? Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu ngay dưới bài viết sau!

1. Quy tắc phép đặt câu

– Hiện nay theo Nghị định 30: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

Ví dụ: . Thư viện

? Pháp luật

– Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV  thì phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng).

2. Quy tắc viết hoa trong văn bản cho tên địa lý

– Hiện nay: Có 02 trường hợp đặc biệt khi viết hoa tên địa lý đó là: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Trước đây theo Thông tư 01/2011: Chỉ có Thủ đô Hà Nội là thuộc trường hợp đặc biệt.

quy tắc viết hoa trong văn bản

3. Quy định viết hoa danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

Bổ sung 02 danh từ: Nhân dân, Nhà nước.

4. Quy tắc viết hoa trong văn bản khi dẫn các điều/khoản/điểm

– Hiện nay: Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

– Trước đây theo Thông tư 01/2011: Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì không viết hoa chữ cái đầu nữa.

Ví du trước đây sẽ là: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

5. Quy định viết hoa “ngày tiết” trong năm

Trước đây tại Thông tư 01/2011 quy định quy tắc viết hoa trong văn bản: Tên các ngày tiết thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn…

Quy định viết hoa

6. Quy tắc viết hoa tên gọi các tôn giáo/giáo phái/ngày lễ tôn giáo

Xem chi tiết các trường hợp bắt buộc phải viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY

Áp dụng chính xác quy tắc viết hoa trong văn bản góp phần làm rõ nghĩa, tạo ra một chuẩn mực nhất quán trong phong cách viết chuyên nghiệp. Đối với những người làm công tác biên tập, viết lách, truyền thông, thực hiện đúng các quy tắc này là điều thiết yếu. Hãy để mỗi chữ hoa trong văn bản của bạn trở thành điểm nhấn, thể hiện sự tôn trọng đối với độc giả.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
  • 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • 📧 Email: info@lacviet.com.vn
  • 🌐 Website: https://lacviet.vn/
Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS