Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư được ban hành nhằm thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP. Nghị định này có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành, lưu trữ và bảo quản tài liệu, hồ sơ tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết các quy định trong nghị định qua bài viết dưới đây.
Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Số ký hiệu | Số: 30/2020/NĐ-CP |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Loại văn bản | Lĩnh vực khác |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 03/05/2020 |
Thời gian hiệu lực | 03/05/2020 |
CHÍNH PHỦ ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 30/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư.
Chương I: Quy định chung về nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
- “Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
- “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
- “Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
- “Văn bản đi” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
- “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
- “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức.
- “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
Để xem Nghị định 30/2020/NĐ-CP bạn có thể tham khảo tại đây.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư không chỉ đưa ra các quy định cụ thể về quản lý, điều hành và bảo quản tài liệu mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các cơ quan, tổ chức. Việc tuân thủ và áp dụng nghiêm túc nghị định này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ thông tin quan trọng và tối ưu hóa nguồn lực trong công tác văn thư.