Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn giúp tối ưu chiến lược kinh doanh

Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn giúp tối ưu chiến lược kinh doanh

20 phút đọc

Theo dõi Lạc Việt trên

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, điểm hòa vốn là một trong những công cụ phân tích nền tảng nhưng lại thường bị bỏ qua hoặc hiểu sai. Đây không chỉ là một con số mang tính lý thuyết mà chính là ranh giới rõ ràng giữa việc “duy trì tồn tại” và “bắt đầu sinh lợi”. Việc nắm bắt ứng dụng đúng khái niệm này giúp doanh nghiệp tránh khỏi nhiều quyết định cảm tính tăng cường năng lực hoạch định kinh doanh trên cơ sở dữ liệu thực tế.

Cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết các kiến thức liên quan về điểm hòa vốn trong bài viết này.

1. Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn (break-even point) là mức doanh thu hoặc sản lượng tối thiểu mà tại đó doanh nghiệp vừa đủ để bù đắp toàn bộ chi phí, không bị lỗ nhưng cũng chưa có lãi. Khi doanh thu vượt qua điểm này, doanh nghiệp bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu doanh thu dưới điểm hòa vốn, doanh nghiệp đang vận hành trong trạng thái âm dòng tiền.

Nói cách khác, đây là ngưỡng tối thiểu để doanh nghiệp “vận hành không thua lỗ”. Mọi doanh thu vượt qua điểm hòa vốn sẽ tạo ra lợi nhuận.

Điều này đặc biệt quan trọng với:

  • Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tính toán chính xác bao lâu thì có thể hòa vốn.
  • Doanh nghiệp sản xuất cần dự báo khối lượng tiêu thụ tối thiểu để bù chi phí cố định lớn.
  • Doanh nghiệp dịch vụ cần đánh giá hiệu quả từng gói sản phẩm, dịch vụ trước khi tung ra thị trường.

2. Các thành phần cấu thành điểm hòa vốn

Để xác định chính xác điểm hòa vốn, doanh nghiệp cần nắm vững ba thành phần cơ bản: chi phí cố định, chi phí biến đổi và giá bán đơn vị. Không chỉ là những yếu tố đầu vào trong công thức tính mà còn là chìa khóa để phân tích cấu trúc tài chính tối ưu chiến lược vận hành kiểm soát rủi ro. Việc hiểu đúng áp dụng linh hoạt ba yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi sai lầm trong việc định giá, sản xuất hoặc phân bổ nguồn lực.

2.1. Chi phí cố định (Fixed Costs)

Chi phí cố định là những khoản chi không thay đổi theo sản lượng, nghĩa là dù doanh nghiệp sản xuất nhiều hay ít, chi phí này vẫn không đổi trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ thực tế:

  • Tiền thuê nhà xưởng hàng tháng: 50 triệu đồng, bất kể doanh nghiệp sản xuất 100 hay 10.000 sản phẩm.
  • Lương nhân viên văn phòng cố định.
  • Khấu hao máy móc, thiết bị.

Ý nghĩa đối với điểm hòa vốn:

Chi phí cố định là phần “gánh nặng” mà doanh nghiệp phải trả dù có phát sinh doanh thu hay chưa. Do đó, càng hiểu rõ và kiểm soát tốt chi phí cố định, doanh nghiệp càng dễ xác định mức doanh thu tối thiểu cần đạt để không thua lỗ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng mở rộng quy mô mà không làm tăng chi phí đột biến.

2.2. Chi phí biến đổi (Variable Costs)

Chi phí biến đổi là những chi phí tăng hoặc giảm trực tiếp theo sản lượng sản xuất – bán hàng. Tức là, sản xuất nhiều thì chi phí này tăng lên, sản xuất ít thì chi phí giảm đi tương ứng.

Ví dụ thực tế:

  • Nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
  • Phí vận chuyển tính theo đơn hàng.
  • Hoa hồng cho nhân viên bán hàng tính theo phần trăm doanh số.

Ý nghĩa đối với điểm hòa vốn: Chi phí biến đổi quyết định phần “biên lợi nhuận” trên mỗi sản phẩm. Khi doanh nghiệp biết rõ chi phí biến đổi đơn vị, họ có thể dễ dàng tính được mức lợi nhuận thuần từ từng đơn vị bán ra. Đây chính là nền tảng để phân tích tối ưu giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu chi phí.

2.3. Giá bán đơn vị (Selling Price per Unit)

Giá bán đơn vị là số tiền thu được từ mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra, chưa trừ chi phí. Đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu – đầu vào của công thức hòa vốn.

Ví dụ thực tế:

  • Một sản phẩm bán ra với giá 150.000 đồng/đơn vị.
  • Một dịch vụ phần mềm được thuê bao với mức phí 3 triệu đồng/tháng.

Ý nghĩa đối với điểm hòa vốn: Việc thiết lập giá bán hợp lý cao hơn chi phí biến đổi đủ để bù chi phí cố định là điều kiện tiên quyết để đạt hòa vốn có lợi nhuận. Nếu giá bán quá thấp so với cấu trúc chi phí, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng nhưng vẫn không thể lãi.

3. Công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ các thành phần cấu thành điểm hòa vốn, bước tiếp theo là áp dụng công thức để xác định mốc sản lượng hoặc doanh thu tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt để không lỗ. Việc này không chỉ mang tính học thuật, mà chính là công cụ định hướng chiến lược kinh doanh theo số liệu thực tiễn.

3.1. Công thức tính điểm hòa vốn theo sản lượng

Đây là cách tiếp cận phổ biến dễ hiểu nhất đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh đơn mặt hàng.

Công thức:

Điểm hòa vốn (sản lượng) = Tổng chi phí cố định / (Giá bán đơn vị – Chi phí biến đổi đơn vị)

Giải thích:

  • Tổng chi phí cố định: là chi phí không đổi theo sản lượng (thuê văn phòng, lương cơ bản, khấu hao, bảo hiểm…).
  • Giá bán đơn vị: là số tiền doanh nghiệp thu về cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra.
  • Chi phí biến đổi đơn vị: là chi phí phát sinh cho từng đơn vị sản phẩm (nguyên vật liệu, đóng gói, vận chuyển…).

Giá trị mà doanh nghiệp nhận được:

  • Biết chính xác phải bán bao nhiêu sản phẩm để bắt đầu có lợi nhuận.
  • Là cơ sở để tính toán mục tiêu bán hàng thực tế, hỗ trợ thiết lập KPI phù hợp cho bộ phận kinh doanh.
  • Có thể điều chỉnh chi phí – giá bán – sản lượng để đạt mốc hòa vốn nhanh hơn.

Ví dụ minh họa cách tính theo sản lượng: Doanh nghiệp A sản xuất ly thủy tinh với các thông số sau:

  • Chi phí cố định hàng tháng: 200.000.000 đồng
  • Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm: 20.000 đồng
  • Giá bán mỗi sản phẩm: 50.000 đồng

Áp dụng công thức:

Điểm hòa vốn = 200.000.000 / (50.000 – 20.000) = 200.000.000 / 30.000 = 6.667 sản phẩm

Giải nghĩa: Nếu doanh nghiệp bán được tối thiểu 6.667 sản phẩm/tháng, thì sẽ không bị lỗ. Từ sản phẩm thứ 6.668 trở đi, doanh nghiệp bắt đầu có lãi.

3.2. Công thức tính điểm hòa vốn theo doanh thu

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm/dịch vụ đa dạng, hoặc muốn tính toán nhanh trên tổng thể doanh thu.

Công thức:
Điểm hòa vốn (doanh thu) = Tổng chi phí cố định / Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

Trong đó:

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (contribution margin ratio) = (Giá bán – Chi phí biến đổi) / Giá bán

Giá trị mang lại:

  • Doanh nghiệp có thể tính nhanh mốc doanh thu tối thiểu, phù hợp với mục tiêu theo tháng/quý.
  • Phù hợp với doanh nghiệp dịch vụ, bán lẻ nhiều chủng loại hàng hóa, hoặc theo dõi hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh mà không cần tách riêng từng sản phẩm.

Ví dụ minh họa cách tính theo doanh thu

Thông tin:

  • Chi phí cố định tháng: 300 triệu đồng
  • Giá bán trung bình: 200.000 đồng
  • Chi phí biến đổi trung bình: 120.000 đồng

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = (200.000 – 120.000) / 200.000 = 0,4 (tức 40%)

Điểm hòa vốn (doanh thu) = 300.000.000 / 0,4 = 750.000.000 đồng

Giải nghĩa: Doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu tối thiểu 750 triệu đồng mỗi tháng để không bị lỗ.

4. Tại sao điểm hòa vốn là công cụ ra quyết định quan trọng với doanh nghiệp?

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, mỗi quyết định tài chính đều cần dựa trên dữ liệu thực tế và các chỉ số quản trị cốt lõi. Trong số đó, điểm hòa vốn là một công cụ đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro, hoạch định chiến lược và vận hành hiệu quả hơn. Dưới đây là 3 giá trị thực tiễn mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi ứng dụng phân tích điểm hòa vốn vào hoạt động ra quyết định:

4.1. Giúp xác định mức doanh thu tối thiểu cần đạt

Một trong những lý do doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền là vì không xác định rõ “doanh thu đủ để tồn tại” là bao nhiêu. Việc ước lượng mơ hồ khiến kế hoạch kinh doanh thiếu thực tế dễ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách ngay cả khi doanh số có vẻ khả quan.

Điểm hòa vốn giúp giải quyết vấn đề này bằng cách:

  • Chỉ rõ sản lượng tối thiểu cần bán ra hoặc doanh thu tối thiểu phải đạt để không lỗ.
  • Giúp nhà quản lý thiết lập các mốc mục tiêu ngắn hạn và trung hạn dựa trên năng lực thực tế của doanh nghiệp.
  • Tránh rơi vào tình trạng “bán càng nhiều, lỗ càng lớn” do không kiểm soát tốt biên lợi nhuận hoặc cấu trúc chi phí.

4.2. Hỗ trợ định giá sản phẩm, kiểm soát chi phí

Một trong những sai lầm phổ biến nhất là định giá sản phẩm theo đối thủ hoặc theo cảm tính trong khi chưa hiểu rõ chi phí cấu thành sản phẩm và khả năng sinh lời thực tế.

Khi phân tích điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ:

  • Xác định được mức giá tối thiểu có thể bán ra mà vẫn không lỗ.
  • Thấy rõ tác động của việc tăng – giảm chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định lên lợi nhuận.
  • Có cơ sở để quyết định nên cắt giảm loại chi phí nào, tăng giá ra sao mà không ảnh hưởng đến sức mua quá mức.

Lợi ích: Không chỉ giúp tối ưu chiến lược giá, mà còn giúp doanh nghiệp duy trì biên lợi nhuận ổn định, giảm thiểu rủi ro bị “ngốn lãi” bởi các khoản chi cố định không kiểm soát.

4.3. Là cơ sở để xây dựng kịch bản kinh doanh đánh giá rủi ro

Thị trường luôn biến động: nhu cầu thay đổi, giá nguyên liệu tăng, sức mua giảm – nếu doanh nghiệp không chuẩn bị trước các kịch bản, rất dễ bị động đưa ra các quyết định mang tính “chữa cháy”.

Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp:

  • Lập nhiều kịch bản kinh doanh: nếu bán được 70%, 100%, hoặc 120% so với kế hoạch thì ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào.
  • Tính toán biên độ an toàn tài chính (margin of safety), từ đó nhận diện sớm những dấu hiệu rủi ro.
  • Có cơ sở để điều chỉnh kế hoạch chi phí, sản lượng hoặc cơ cấu sản phẩm ngay khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Ví dụ: Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng 15%, nếu điểm hòa vốn tăng lên 20%, doanh nghiệp cần quyết định ngay: cắt chi phí, tăng giá, hay giảm sản lượng?

Tóm lại, điểm hòa vốn không đơn thuần là một phép tính kế toán. Đó là la bàn tài chính giúp doanh nghiệp định vị chính xác điểm cân bằng giữa tồn tại và tăng trưởng, giữa an toàn với rủi ro. Doanh nghiệp nào biết cách khai thác công cụ này sẽ có lợi thế lớn trong việc ra quyết định đúng – nhanh – ít sai lầm hơn.

5. Ứng dụng phần mềm tài chính kế toán có tích hợp phân tích điểm hòa vốn

Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hoặc muốn cập nhật phân tích theo thời gian thực thay vì thủ công, việc sử dụng các phần mềm tài chính thông minh sẽ là giải pháp tối ưu. Đặc biệt, các hệ thống có tích hợp chức năng phân tích điểm hòa vốn giúp kết nối trực tiếp với dữ liệu kế toán đảm bảo tính chính xác cập nhật liên tục.
Lạc Việt Financial AI Agent là nền tảng phân tích tài chính thông minh, không chỉ hỗ trợ tính điểm hòa vốn tự động mà còn cho phép:

  • Tích hợp dữ liệu kế toán – bán hàng – chi phí theo thời gian thực
  • Tự động phân tích kịch bản kinh doanh “tốt – trung bình – xấu” dựa trên điểm hòa vốn
  • Cảnh báo sớm nếu doanh thu thực tế có nguy cơ không đạt mốc hòa vốn
  • Trực quan hóa số liệu bằng dashboard giúp lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chính xác

Giá trị thực tế doanh nghiệp nhận được:

  • Ra quyết định kinh doanh dựa trên số liệu chứ không phải cảm tính.
  • Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch tài chính và phân bổ nguồn lực.
  • Chủ động giám sát hiệu quả từng dòng sản phẩm hoặc từng chi nhánh, phòng ban.

Trải nghiệm demo miễn phí công cụ phân tích điểm hòa vốn lập kế hoạch tài chính thông minh cùng Financial AI Agent tại: https://lacviet.vn/lac-viet-financial-ai-agent

Lạc Việt Financial AI Agent giải quyết các “nỗi lo” của doanh nghiệp

Đối với phòng kế toán:

  • Giảm tải công việc xử lý báo cáo cuối kỳ như tổng kết, quyết toán thuế, lập ngân sách.
  • Tự động tạo các báo cáo dòng tiền, thu hồi công nợ, báo cáo tài chính chi tiết trong thời gian ngắn.

Đối với lãnh đạo:

  • Cung cấp bức tranh tài chính toàn diện theo thời gian thực, giúp ra quyết định nhanh chóng.
  • Hỗ trợ giải đáp thắc mắc tức thì về các chỉ số tài chính, cung cấp dự báo chiến lược tài chính mà không cần chờ đợi từ các bộ phận liên quan.
  • Cảnh báo rủi ro tài chính, gợi ý  giải pháp tối ưu hóa nguồn lực.
 

Financial AI Agent của Lạc Việt không chỉ là một công cụ phân tích tài chính mà còn là một trợ lý thông minh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ, quản lý “sức khỏe” tài chính một cách toàn diện. Với khả năng tự động hóa, phân tích chuyên sâu, cập nhật real-time, đây là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình quản trị tài chính, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ DEMO

Đăng ký giải pháp Financial AI Agent

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.

Điểm hòa vốn, dù là một chỉ số cơ bản nhưng lại mang giá trị chiến lược sâu sắc trong việc hoạch định kế hoạch tài chính, kiểm soát rủi ro tối ưu vận hành doanh nghiệp. Từ việc xác định mức doanh thu tối thiểu để không lỗ đến hỗ trợ định giá sản phẩm, lập ngân sách hay đánh giá hiệu quả mở rộng sản xuất phân tích điểm hòa vốn mang lại cho doanh nghiệp một nền tảng vững chắc để nhìn rõ giới hạn an toàn và vùng lợi nhuận tiềm năng.

Dù bạn đang vận hành một doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ, quy mô nhỏ hay lớn, việc áp dụng linh hoạt công cụ này sẽ giúp bạn chủ động ra quyết định tăng khả năng tồn tại bền vững trong dài hạn.

Nếu bạn chưa từng sử dụng công cụ tính điểm hòa vốn hãy bắt đầu với một mẫu Excel đơn giản hoặc lựa chọn phần mềm tích hợp như Financial AI Agent của Lạc Việt nơi mọi dữ liệu được tự động tổng hợp, phân tích cảnh báo theo thời gian thực.

Đánh giá bài viết
Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:
Picture of Cao Thúy
Cao Thúy
Senior Content Marketing hơn 4 năm kinh nghiệm. Đối với tôi, sáng tạo nội dung không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, mà còn là truyền tải những nội dung thật sự hữu ích cho khách hàng. Xem thêm >>>
Chuyên mục

Bài viết mới

Đăng ký tư vấn sản phẩm
Liên hệ nhanh
Bằng cách nhấn vào nút Gửi, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.
Bài viết liên quan
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.