Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

Mô hình ADKAR là gì? Phân tích 5 yếu tố kèm ví dụ thực tế

Mục lục bài viết

Rất nhiều doanh nghiệp gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhân viên khi bắt đầu những thay đổi trong cách vận hành hoạt động. Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ những cảm xúc chủ quan, cảm thấy công cụ mới chỉ tạo thêm áp lực, phức tạp hóa quy trình và chưa quen với sự thay đổi.

Vậy làm thế nào để nhân viên chấp nhận thích ứng sử dụng phần mềm công nghệ mới? Hãy tham khảo và áp dụng mô hình ADKAR trong bài viết dưới đây từ Lạc Việt.

1. Tổng quan về mô hình ADKAR là gì?

Trong thời đại số hóa, công tác quản trị nhân sự đã có những thay đổi lớn tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp. Để duy trì tính cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng trước những thay đổi không ngừng của thị trường lao động, việc áp dụng phương pháp quản trị nhân sự thông minh là vô cùng quan trọng.

Mô hình ADKAR là viết tắt của năm yếu tố quan trọng: Awareness (Nhận thức), Desire (Mong muốn), Knowledge (Kiến thức), Ability (Khả năng) và Reinforcement (Củng cố), được phát triển bởi Prosci, đã chứng minh đây là công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức điều hướng qua quá trình thay đổi một cách có hệ thống nhằm đạt kết quả cao. ADKAR

mô hình ADKAR là gì
5 Yếu tố trong mô hình mô hình ADKAR

Mô hình này không chỉ tập trung vào quá trình cải tiến của doanh nghiệp mà còn chú trọng đến việc quản lý sự thay đổi của mỗi cá nhân, giúp mọi nhân viên trong tổ chức đều nhận thức, thích ứng và duy trì sự thay đổi tích cực theo thời gian.

2. Chi tiết 5 yếu tố trong mô hình ADKAR

2.1. Awareness (Nhận thức)

Nhận thức là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình của sự thay đổi. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên hiểu rõ lý do tại sao sự thay đổi là cần thiết. Điều này bao gồm việc truyền đạt rõ ràng các thách thức hiện tại, cơ hội trong tương lai và hậu quả nếu không sửa đổi.

Doanh nghiệp có thể chuẩn bị một kế hoạch truyền thông nội bộ kết hợp với các buổi họp, hội thảo kèm các tài liệu hỗ trợ để xây dựng nhận thức, giảm bớt sự chống đối cá nhân.

2.2. Desire (Mong muốn)

Sau khi đã có nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi, bước tiếp theo là tạo ra mong muốn thực hiện sự thay đổi đó. Vì thế, nhân viên không chỉ cần biết lý do thay đổi mà còn phải có động lực tham gia vào quá trình đó.

Nếu muốn thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình có giải thưởng, khuyến khích nhân viên tham gia thảo luận về những lợi ích tích cực xung quanh việc thay đổi. Lãnh đạo cần thể hiện vai trò làm gương, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy mong muốn thay đổi từ tất cả các cấp trong tổ chức.

2.3. Knowledge (Kiến thức)

Kiến thức là chìa khóa để thực hiện sự thay đổi thành công. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin, thường xuyên đào tạo, bổ túc kiến thức về các công cụ hỗ trợ công việc cần thiết để nhân viên nắm bắt cách thức hoạt động khi thay đổi. Đảm bảo rằng mọi nhân viên đều hiểu rõ những gì cần làm, có đủ kiến thức để tiến hành thực hiện và tránh các sai lầm, bất mãn trong quá trình thay đổi.

2.4. Ability (Khả năng)

Không chỉ cần có kiến thức, cách thức đưa những gì đã học vào quá trình thực hiện cũng là một yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất, tài nguyên cho nhân viên dễ dàng thao tác như những gì đã được đào tạo. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà đội ngũ kỹ thuật cần theo sát, hỗ trợ từng nhân viên khi bắt đầu áp dụng thay đổi trực tiếp.

2.5. Reinforcement (Củng cố)

Củng cố là bước cuối cùng trong mô hình ADKAR để đảm bảo rằng sự thay đổi được duy trì bền vững. Doanh nghiệp phải theo dõi hiệu suất, cung cấp phản hồi liên tục và khen thưởng những cá nhân, đội nhóm nỗ lực hưởng ứng sự thay đổi. Củng cố không chỉ giúp duy trì những thay đổi hiện tại mà còn tạo nền tảng cho các thay đổi trong tương lai.

3. Ví dụ về mô hình quản trị sự thay đổi ADKAR trên thực tế doanh nghiệp

Để minh họa rõ hơn về hiệu quả của mô hình ADKAR, Lạc Việt xin đưa ra một case study cụ thể đã áp dụng mô hình này thành công:

STMicroelectronics (thường được gọi là ST) được thành lập năm 1987, nổi tiếng với việc cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, góp phần vào sự phát triển của các sản phẩm điện tử thông minh và tiết kiệm năng lượng với nhiều cơ sở nghiên cứu trên toàn cầu.

Ví dụ về mô hình quản trị sự thay đổi ADKAR trên thực tế doanh nghiệp

Trong những năm 2000, doanh nghiệp đã có những sự chuyển đổi lớn vì thế đã tìm đến Prosci – Công ty chuyên cung cấp giải pháp về quản lý thay đổi. Sau khi trình bày mô hình ADKAR, được các lãnh đạo cấp cao đồng ý, Prosci đã nhanh chóng áp dụng triển khai cho toàn bộ tổ chức STMicroelectronics.

Kết quả, mô hình ADKAR đã nhận được 3 kết quả chính:

  • Thứ nhất, mô hình đã tạo ra mức độ tương tác tích cực cao hơn với bộ phận nhân viên chưa được triển khai.
  • Thứ hai, nhân viên hiểu rõ lợi ích cá nhân (“WIIFM”) từ sự thay đổi, giúp họ không chỉ nhận thức mà còn thấy rõ lợi ích cho bản thân và tổ chức.
  • Thứ ba, các mục tiêu kinh doanh đã đạt được khi nhân viên áp dụng tốt các phương pháp tái sử dụng kiến thức, giảm thiểu rủi ro, cải thiện chất lượng công việc.

4. Giải pháp phát triển bền vững nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số?

Đứng giữa cuộc chạy đua chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay, Lạc Việt hiểu rõ những khó khăn ban đầu của sự đổi mới. Vì thế, Lạc Việt sẽ hỗ trợ tổ chức nhanh chóng bắt đầu bước chuyển đổi số hóa đầu tiên để đi theo một lộ trình chuẩn chỉnh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm triển khai, Lạc Việt hiểu rõ những khó khăn đặc thù, sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức trên hành trình chuyển đổi số.

Đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giải pháp LV-DX Dynamic Workflow chính là hệ thống quản lý quy trình toàn diện cho doanh nghiệp, được thiết kế nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tinh gọn.

LV-DX Dynamic Workflow sẽ hỗ trợ tác vụ tự động hóa công việc và tối ưu hóa quy trình phối hợp liên phòng ban. Từ đó tăng cường hiệu quả vận hành, nâng cao khả năng thích ứng giữa nhân viên với công nghệ.

Nền tảng cho phép doanh nghiệp đơn giản hóa việc tích hợp các nghiệp vụ chuyên sâu của nhiều bộ phận vào quy trình thực hiện, đảm bảo mọi công tác đều hoạt động theo bộ tiến trình chuẩn đã được thiết lập. Giúp giảm thiểu sự chồng chéo, tiết kiệm thời gian, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận để công việc diễn ra trôi chảy đạt hiệu quả hơn.

Giải pháp phát triển bền vững

Bên cạnh đó, LV-DX Dynamic Workflow còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và điều chỉnh quy trình một cách linh hoạt. Tất cả nhờ vào khả năng theo dõi, phân tích dữ liệu, lãnh đạo có thể dễ dàng nhận biết các vấn đề tắc nghẽn trong quy trình thực hiện để thay đổi, điều chỉnh lại sao cho phù hợp.

Đến thời điểm hiện tại, có thể nói LV-DX Dynamic Workflow là công cụ quản trị toàn diện nhất mang lại nhiều giá trị như:

  • Tính linh hoạt vượt trội: Dễ dàng tùy chỉnh, tích hợp với các công cụ hỗ trợ công việc của nhiều nghiệp vụ khác vào một hệ thống duy nhất, giúp tối ưu quy trình mà không cần thay đổi nhiều về hạ tầng hiện tại.
  • Khả năng mở rộng cao: LV-DX Dynamic Workflow có khả năng mở rộng linh hoạt và không gây gián đoạn. Đồng hành xuyên suốt từ giai đoạn khởi đầu đến giai đoạn phát triển, đảm bảo giải pháp luôn đáp ứng hiệu quả công việc ngay cả khi mở rộng quy mô.
  • Hỗ trợ ra quyết định tức thì: Với các công cụ phân tích và báo cáo real time, LV-DX Dynamic Workflow cung cấp những thông tin chi tiết, cho phép nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn dựa trên dữ liệu thực tế.

Khi phải đối mặt với những thách thức trong kỷ nguyên số, việc áp dụng một giải pháp chuyển đổi số toàn diện như LV-DX Dynamic Workflow sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự thay đổi lớn trong xu hướng tinh gọn doanh nghiệp. Bài viết trên đã giải mã đầy đủ kèm dẫn chứng cụ thể về mô hình ADKAR, hy vọng bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích sau bài viết này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS