Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng RPA hội nhập CMCN 4.0 nhanh chóng

Mục lục bài viết

1. RPA là gì? – Tự động hóa qui trình bằng robot là gì?

  • Tự động hóa qui trình bằng robot trong tiếng Anh là Robotic Process Automation, viết tắt là RPA. Tự động hóa qui trình bằng robot (RPA) đề cập đến một phần mềm có thể dễ dàng được lập trình để thực hiện các tác vụ cơ bản trên các ứng dụng như cách con người thực hiện. Robot phần mềm có thể được dạy một tiến trình làm việc với nhiều bước và ứng dụng. Chẳng hạn như tiếp nhận các biểu mẫu, gửi tin nhắn xác nhận, kiểm tra tính toàn vẹn của biểu mẫu, sắp xếp biểu mẫu vào thư mục và cập nhật bảng tính với tên biểu mẫu, ngày tạo,…
  • Phần mềm RPA được viết ra để giảm gánh nặng của các nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại của nhân viên. RPA được thiết kế để trợ giúp chủ yếu cho các chức năng văn phòng nào yêu cầu khả năng thực hiện một số loại tác vụ theo một lệnh cụ thể. Nó tạo ra và triển khai một robot phần mềm với khả năng khởi chạy và vận hành phần mềm khác.

Những lợi ích từ việc ứng dụng RPA:

  • So với các công cụ tự động hóa khác, triển khai RPA ít phức tạp hơn, thời gian để nhân viên làm quen với công cụ ngắn hơn và vận hành cần ít người hỗ trợ.
  • RPA hoạt động như một trợ lí kĩ thuật số cho nhân viên bằng cách xóa các tác vụ đơn giản nhưng phiền hà và có thể chiếm khoảng thời gian lớn trong một ngày làm việc của nhân viên văn phòng.
  • RPA có chi phí ít hơn so với các công cụ hỗ trợ phức tạp như AI và ERM.
  • Triển khai hệ thống RPA có tính bảo mật cao hơn so với dịch vụ thuê ngoài, hạn chế rò rỉ dữ liệu.

Với những đặc điểm trên, RPA được đánh giá là công cụ hỗ trợ phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô cỡ vừa và vốn đầu tư không quá lớn. Theo nhiều chuyên gia, RPA là “át chủ bài” mới giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán vận hành, tạo đột phá cho hoạt động kinh doanh. Vì ngoài yếu tố chi phí, RPA cũng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa về chất của nhân sự.

2. Thị trường phát triển của RPA

Với nhiều lợi thế, RPA được nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành như y tế, kiểm toán, ngân hàng, nhân sự, mua sắm trực tuyến như AT&T, Deutsche Bank, American Express Global Business Travel, Ernst & Young… ứng dụng rộng rãi. Giám đốc công nghệ của Walmart cho biết, tập đoàn đã sử dụng RPA để triển khai khoảng 500 bot tự động hóa trả lời câu hỏi của nhân viên, giúp họ lấy thông tin hữu ích từ các tài liệu kiểm toán.Báo cáo của Gartner chỉ ra rằng, RPA sẽ trở thành phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của thị trường phần mềm doanh nghiệp toàn cầu với mức tăng trưởng 41% vào năm 2020. Năm 2019, doanh thu RPA đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn đã bắt kịp xu hướng sử dụng robot phần mềm để nâng cao tính cạnh tranh, năng suất lao động và giảm nhẹ gánh nặng cho nhân viên. Các doanh nghiệp trong ngành y tế, ngân hàng, tài chính… đã và đang áp dụng công nghệ này trong một số thao tác đặc thù lặp đi lặp lại như các lệnh chuyển tiền, khai báo, nhập và xử lý dữ liệu.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn xa lạ với công nghệ này. Phần vì chưa thấy hiệu quả trước mắt, phần vì ngại chi phí đầu tư. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt đã và đang nghiên cứu RPA để cho ra mắt các công cụ công nghệ Việt với chi phí dành cho người Việt. Với đà phát triển này, trong tương lai gần chắc chắn RPA sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn khi nghiều DN nhận thấy hiệu quả của nó. Việc tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại khiến nhân sự được tinh gọn và có thời gian tham gia hoạt động chiều sâu, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, thúc đẩy nhân sự phải nâng cao năng lực để không bị thay thế, RPA giúp hoạt động quản trị kỷ luật và hiệu quả hơn với chi phí tiết kiệm.

Nguồn từ congnghiepcongnghecao

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS