Nền kinh tế phát triển nhanh chóng cùng với đó là xu hướng chuyển đổi số để đáp ứng được nhu cầu quản lý vận hành hiệu quả đã thúc đẩy doanh nghiệp Việt áp dụng hệ thống ERP trong những năm gần đây. Thêm vào đó, sự bất ổn của nền kinh tế thị trường hiện tại khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn “doanh thu sụt giảm nhưng chi phí vận hành lại ngày một tăng”. Đây cũng là yếu tố giúp các phần mềm ERP được gia tăng áp dụng rộng rãi hơn. Cùng Lạc Việt tìm hiểu các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công đem lại tính hiệu quả về việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh, vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Cùng với đó là những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đang có ý định hoặc chuẩn bị áp dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp.
1. Những con số về thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ERP với hơn 60% doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã triển khai hoặc đang lên kế hoạch triển khai ERP.
Theo các khảo sát từ Viện Tin học Doanh nghiệp thuộc VCCI, vào năm 2006, tỷ lệ doanh nghiệp dùng hệ thống ERP ở mức 1,1%. Tỷ lệ này tăng lên 7% vào năm 2008 và 17 % vào năm 2014. Đến nay con số này là 60% doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP.
Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Có tới 81.87% các doanh nghiệp SMEs không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin, bao gồm ERP, do chi phí cao, thiếu nguồn lực.
Để đảm bảo việc áp dụng công nghệ với mức chi phí thấp nhất, một hệ thống ERP đã được phát triển gọi là ERP Cloud, ERP này dựa trên nền tảng đám mây với hơn 64.5% các dự án ERP mới chọn mô hình Cloud ERP bởi sự linh hoạt, khả năng mở rộng, chi phí tối ưu ở mức thấp nhất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý – vận hành .
Thị trường phần mềm ERP tại Việt Nam đang được dẫn đầu bởi các giải pháp nước ngoài như SAP, Oracle, Microsoft Dynamics. Tuy nhiên, công ty cung cấp phần mềm ERP trong nước như Lạc Việt SureERP, MISA AMIS, Fast Business cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường do khả năng tùy biến cao cùng chi phí phù hợp với các doanh nghiệp Việt.
2. Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp đem lại lợi ích vượt trội như thế nào?
ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản lý toàn diện cho doanh nghiệp, tích hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi như tài chính, sản xuất, bán hàng, nhân sự, kho vận vào một hệ thống duy nhất.
Khi ứng dụng đúng cách, ERP có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động nâng cao hiệu suất.
- Tối ưu thời gian giúp giảm chi phí vận hành
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng
- Gia tăng sức mạnh cạnh tranh
- Giảm thiểu các rủi ro
2.1 Tối ưu thời gian giúp giảm chi phí vận hành
ERP giúp hợp nhất các quy trình kinh doanh rời rạc vào một nền tảng duy nhất, loại bỏ sự trùng lặp các thao tác nghiệp vụ, giảm các sai sót do nhập liệu thủ công. Theo một nghiên cứu từ Panorama Consulting Solutions, các doanh nghiệp ứng dụng ERP đã có thể tiết kiệm thời gian thực hiện các quy trình lên đến 23%, đồng thời giảm 30% các lỗi do nhập liệu thủ công.
Việc tự động hóa quy trình, quản lý tài nguyên hiệu quả giúp giảm chi phí vận hành tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp đã triển khai ERP thường báo cáo mức giảm chi phí từ 10-20% trong các hoạt động như quản lý kho hàng, sản xuất và nhân sự.
2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng
Thông qua việc tích hợp đồng bộ hóa các thông tin liên quan đến khách hàng lên hệ thống ERP giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể xử lý đơn hàng nhanh chóng, theo dõi tình trạng sản phẩm, quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả hơn.
2.3 Gia tăng sức mạnh cạnh tranh
Với ERP, thông tin được cập nhật liên tục theo thời gian thực, giúp ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, ra quyết định kịp thời có thể giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa nguồn lực và cách quản trị minh bạch cũng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh khi các hoạt động vận hành luôn được xuyên suốt.
2.4 Giảm thiểu các rủi ro
Hệ thống ERP được tích hợp các tiêu chuẩn ngành, chính sách, quy định pháp luật liên quan giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ. Kết hợp tính năng tự động hóa báo cáo, giám sát theo dõi các quy trình giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý, tránh các khoản phạt không mong muốn.
- Theo báo cáo của Deloitte, hơn 70% doanh nghiệp triển khai ERP đã cải thiện rõ rệt khả năng quản lý tài chính dòng tiền, với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) đạt khoảng 2-4 năm
- Panorama Consulting cũng chỉ ra rằng, 95% doanh nghiệp cho biết ERP đã giúp họ cải thiện một hoặc nhiều quy trình kinh doanh.
3. 3 Doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công nhất
3.1 Hệ thống ERP của Vinamilk
Vinamilk, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam, đã triển khai hệ thống ERP SAP để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến phân phối.
Việc triển khai ERP tại Vinamilk không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất mà còn cải thiện quy trình quản lý tài chính kế toán. Cụ thể, sau khi áp dụng hệ thống ERP, Vinamilk đã tăng cường hiệu quả quản lý kho, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, cải thiện khả năng dự báo nhu cầu thị trường. Điều này đã góp phần giúp doanh nghiệp duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành sữa, với doanh thu tăng trưởng đáng kể qua các năm.
Hiệu quả mang lại:
- Vinamilk đã tiết kiệm được chi phí quản lý lên đến 15%. Tăng tốc độ xử lý đơn hàng lên đến 30%.
- Hệ thống ERP đã giúp Vinamilk theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực, từ đó cải thiện hiệu suất sản xuất – giảm chi phí vận hành.
3.2 Hệ thống erp của thegioididong
Thế Giới Di Động, một trong những nhà bán lẻ điện thoại, thiết bị điện tử lớn nhất tại Việt Nam, đã triển khai hệ thống ERP Oracle để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, bán hàng của mình. Việc áp dụng ERP đã giúp Thế Giới Di Động quản lý hàng triệu sản phẩm trên toàn hệ thống cửa hàng, tối ưu hóa quy trình bán lẻ và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Hiệu quả mang lại:
- Tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý kho, giúp họ phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.
- Hệ thống ERP cũng giúp doanh nghiệp theo dõi doanh thu, lợi nhuận theo thời gian thực, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Kết quả: Sau khi triển khai ERP, doanh thu của Thế Giới Di Động tăng trưởng đều đặn qua các năm, với mức tăng trưởng doanh thu lên đến 20% mỗi năm.
3.3 Petrolimex
Petrolimex, tập đoàn xăng dầu hàng đầu tại Việt Nam, đã ứng dụng hệ thống ERP SAP để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng và phân phối xăng dầu trên toàn quốc. Hệ thống ERP giúp Petrolimex kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán lẻ xăng dầu, từ đó giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa chi phí.
Hiệu quả mang lại:
- Tối ưu hóa quy trình nhập khẩu và phân phối xăng dầu, giúp giảm thiểu lãng phí để tối đa hóa lợi nhuận.
- Hệ thống ERP còn giúp tập đoàn tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường, đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kết quả: Sau khi triển khai ERP, Petrolimex đã giảm thiểu được 10% chi phí vận hành. Tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh.
3.4 Vingroup
Vingroup, tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam, đã triển khai hệ thống ERP để quản lý toàn bộ các mảng kinh doanh của mình, từ bất động sản, thương mại đến sản xuất công nghiệp. Hệ thống ERP giúp Vingroup tích hợp các hoạt động kinh doanh phức tạp của mình vào một nền tảng duy nhất, từ đó cải thiện hiệu quả quản lý và tối ưu hóa chi phí.
Hiệu quả mang lại:
- ERP giúp Vingroup quản lý hiệu quả các dự án bất động sản, giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng và tối ưu hóa chi phí dự án.
- Hệ thống còn giúp Vingroup tối ưu hóa quy trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô và điện thoại di động.
Kết quả: Sau khi triển khai ERP, Vingroup đã giảm được 20% chi phí quản lý dự án, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp muốn áp dụng ERP trong thời gian tới
Thông qua các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công được chỉ ra ở mục 3, có thể thấy việc triển khai hệ thống ERP là cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai cần thực hiện theo từng bước 1, có sự tìm hiểu chi tiết, rõ ràng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần có hiểu biết sâu rộng và nắm vững về việc ứng dụng phần mềm ERP như thế nào để đem lại sự hiệu quả, thành công với mức chi phí tối ưu nhất.
Dưới đây là 5 yếu tố cần hoạch định rõ để triển khai ERP thành công:
- Xác định rõ đâu là nhu cầu, mục tiêu muốn đạt được khi ứng dụng ERP để chọn lựa giải pháp phù hợp. Việc hiểu rõ các quy trình kinh doanh cần được cải tiến, mục tiêu dài hạn như thế nào sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thất bại khi triển khai ERP. Ví dụ như Vinamilk đã xác định rõ nhu cầu tối ưu hóa quy trình sản xuất, phân phối trước khi lựa chọn hệ thống ERP SAP để tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả ngay từ khi triển khai.
- Đánh giá kỹ lưỡng để lựa chọn nhà cung cấp giải pháp ERP uy tín – chuyên nghiệp, nên dựa trên các tiêu chí về kinh nghiệm, khả năng hỗ trợ, khả năng tùy biến, chính sách giá rõ ràng minh bạch để đảm bảo hệ thống ERP được triển khai đúng cách, giảm thiểu các vấn đề kỹ thuật phát sinh sau này.
- Cần chú trọng công tác đào tạo sử dụng hệ thống cho nhân viên để đảm bảo hệ thống sau khi triển khai được vận hành một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Petrolimex đã dành thời gian đào tạo nhân viên trước khi triển khai hệ thống ERP SAP, giúp họ làm quen với hệ thống mới và giảm thiểu sai sót trong quá trình sử dụng.
- Kiên nhẫn, điều chỉnh linh hoạt trong khi triển khai bởi việc áp dụng một hệ thống lớn – toàn diện thường là một quá trình phức tạp trong một thời gian dài. Việc điều chỉnh kế hoạch để linh hoạt trong việc đáp ứng các vấn đề phát sinh là cần thiết để đảm bảo việc ứng dụng hệ thống thành công theo đúng kế hoạch. Điều quan trọng nhất trong một kế hoạch chính là kế hoạch dự phòng khi kế hoạch của bạn không được thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra. Vậy nên việc đưa ra kế hoạch điều chỉnh dự phòng là vô cùng cần thiết.
- Cuối cùng là theo dõi đánh giá sự hiệu quả của hệ thống sau triển khai để đảm bảo các mục tiêu ban đầu đề ra có được đáp ứng hay không. Việc đánh giá định kỳ cũng giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn để điều chỉnh hệ thống để cải thiện hiệu quả. Như Vinamilk đã thực hiện các đợt đánh giá sau triển khai để đảm bảo hệ thống ERP hoạt động hiệu quả và phù hợp với các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của họ.
Với danh sách các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công cùng các kinh nghiệm được rút ra được Lạc Việt triển khai trong bài sẽ giúp doanh nghiệp có được góc nhìn toàn diện hơn về việc áp dụng ERP trong tương lai đem lại hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
- Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
- Email: info@lacviet.vn – Website: https://lacviet.vn
- Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh