Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

25 Lưu ý quan trọng lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2024

Mục lục bài viết

Lập báo cáo tài chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp cho các cơ quan chức năng có liên quan. Và thời điểm này cũng chính là giai đoạn vất vả nhất của đội ngũ người làm kế toán. Để giảm thiểu tối đa các sai sót, “thiếu trước hụt sau”, “rối loạn” khi thực hiện báo cáo, với hơn 20 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp, Lạc Việt khuyên bạn chỉ cần lưu ý những bước quan trọng dưới đây để có một mùa quyết toán thuế thành công

1. 25 Lưu ý cần biết khi lập báo cáo tài chính cuối năm

Các chuyên gia từ Trung Tâm Tài Chính Doanh Nghiệp (AFC) của Lạc Việt chia sẻ 25 lưu ý quan trọng khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2016.

1. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính.

2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm.

3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính -> hạch toán.

4. Nguồn tiền mặt: Nếu các doanh nghiệp bỏ tiền túi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ thì quỹ sẽ thiếu hụt, cần làm hợp đồng mượn tiền để bù đắp vào.

5. Tiền ngân hàng: Nếu doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngân hàng thì cần lấy số lượng sổ phụ tương ứng để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.

6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2015 hoặc quý 04/2015 so với số dư ở TK 1331. Tương tự cho tờ khai thuế GTGT tháng 12/2016 hoặc quý 04/2016.

7. Công nợ phải thu – phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu – phải trả cho đến hết 31/12/2016.

8. Tiền tạm ứng: Kiểm tra, đối chiếu để hoàn ứng.

9.  Hàng tồn kho: Kiểm tra, đối chiếu số lượng thực tế và sổ sách.

10. Phân bổ chi phí trả trước.

11. Tài sản cố định.

12. Thuế phải nộp: Muốn nhanh có thể lên cục Thuế xin tình hình thuế năm 2016 để đối chiếu.

13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN

14. Các khoản tiền vay, mượn: Kiểm tra đối chiếu kỹ lưỡng để hoàn trả.

15. Doanh thu: Kiểm tra đối chiếu doanh thu nào chịu thuế TNDN và doanh thu nào không.

16. Giá vốn: Kiểm tra đối hiếu giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ.

17. Chi phí: Kiểm tra đối chiếu các chi phí nào hợp lý và không hợp lý.

18. Kết chuyển doanh thu chi phí: Lưu ý tài khoản từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.

19. Lập quyết toán thuế TNDN: Xác định số thuế phải nộp.

20. Lập quyết toán thuế TNCN: Xác định số thuế phải nộp.

21. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm.

22. Căn cứ vào quyết toán thuế TNCN để điều chỉnh giảm thuế – tăng lương hoặc tăng thuế – giảm lương vào phần mềm.

23. Kết chuyển 8211->911, kết chuyển 922->4212.

24. Lập báo cáo tài chính: Hoàn thành các bước trên và xây dựng cáo tài chính.

25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.

lập báo cáo tài chính

2. Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả với LV-DX

Có rất nhiều cách để có thể giảm thiểu thời gian, sai sót khi lập báo cáo tài chính hoặc quyết toán thuế, và hầu hết các doanh nghiệp đều đang hướng tới giải pháp sử dụng công cụ phần mềm để hỗ trợ con người trong công tác quản lý này. Ví dụ, thời điểm này việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân luôn khiến HR mất nhiều thời gian – đặc biệt đối với công ty có quy mô lớn và có nhiều khoản chi trả từ lương, thưởng với hình thức riêng lẻ hoặc cộng dồn trong tháng. Giải pháp LV-DX có thể hỗ trợ các chuyên viên nhân sự giảm thiểu tối đa thời gian và sai sót trong “giai đoạn nước rút” này, cũng như hỗ trợ các khâu khác trong việc quản lý nhân sự về lâu dài.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và lớn – nhất là trong lĩnh vực thương mại – có thể ứng dụng LV-DX với các phân hệ cơ bản như Kế toán tổng hợp, Phân tích chi phí, Quản lý tài sản cố định… và các phân hệ tùy chọn như Phân tích tài chính (BIS), Báo cáo quản trị (MAC), Hợp nhất dữ liệu đa chi nhánh (Consolidation)… để hỗ trợ quản lý toàn diện về mặt quản lý tài chính cho doanh nghiệp mình. Ngoài việc tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiền bạc cho những sai sót không đáng có, giải pháp này còn giúp cung cấp thông tin liền mạch, kiểm soát doanh thu/chi phí một cách chặt chẽ, phân tích đào sâu dữ liệu kế toán, giúp nhà quản lý tìm ra nguyên nhân các vấn đề và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý cùng quyết định kinh doanh hiệu quả.

Lập báo cáo tài chính là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý tài chính của mình. Với 25 lưu ý khi khi thực hiện báo cáo tài chính quan trọng mà Lạc Việt đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và kế toán trưởng nói riêng thực hiện công việc này dễ dàng hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  • Email: info@lacviet.vn – Website: www.lacviet.vn
  • Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Picture of Cao Thúy
Cao Thúy
Senior Content Marketing hơn 4 năm kinh nghiệm. Đối với tôi, sáng tạo nội dung không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, mà còn là truyền tải những nội dung thật sự hữu ích cho khách hàng. Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS