Những lý do chuyển đổi sổ thường thất bại của doanh nghiệp Việt hiện nay

Những lý do chuyển đổi sổ thường thất bại của doanh nghiệp Việt hiện nay

23 phút đọc

Theo dõi Lạc Việt trên

Trong một thời đại mà công nghệ được phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì chuyển đổi số không còn là xu hướng mà là yếu tố then chốt bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện nay. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã ý thức thức được vấn đề này, bắt đầu chuyển đổi số. Tuy nhiên chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới mà còn bao gồm việc thay đổi cách thức vận hành hoạt động quản lý, tiếp cận khách hàng, … Điều này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến thất bại. Trong bài viết này, Lạc Việt sẽ chỉ ra các lý do chuyển đổi số thường thất bại và đưa ra gợi ý giải pháp thực hiện thành công với mức chi phí tối ưu nhất.

Liệu doanh nghiệp của bạn có đang thất bại khi chuyển đổi số?

Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội, nhưng thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, có thể quá trình chuyển đổi số đang đi chệch hướng:

Hiệu suất vận hành không được cải thiện hoặc gia tăng

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuyển đổi số không thành công là doanh nghiệp không thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu suất, năng suất sau khi đã áp dụng công nghệ mới, được biểu hiện như sau:

  • Các quy trình tự động hóa hoặc hệ thống mới được áp dụng nhưng thời gian hoàn thành công việc vẫn như cũ hoặc thậm chí tăng lên.
  • Nhân viên vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc, các lỗi sai vẫn thường xuyên xuất hiện.
  • Khả năng phối hợp giữa các bộ phận không được nâng cao phối hợp nhịp nhàng mặc dù đã đầu tư vào các hệ thống quản lý mới, việc chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các bộ phận vẫn gặp trở ngại.

Kế hoạch chuyển đổi số kéo dài với chi phí vượt ngân sách

Trong quá trình chuyển đổi số, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy dự án đang gặp vấn đề là việc các dự án liên tục bị trì hoãn hoặc vượt xa ngân sách dự kiến.

  • Các chi phí không lường trước như phí phần mềm bổ sung, chi phí tư vấn, hoặc chi phí điều chỉnh hệ thống xuất hiện trong suốt quá trình triển khai. Ban đầu ngân sách dự kiến một khoản, nhưng khi dự án tiến triển, các khoản chi phí này liên tục tăng lên và vượt qua khả năng tài chính dự kiến của doanh nghiệp.
  • Các giai đoạn của dự án không có sự theo dõi sát sao, không có báo cáo kịp thời về tiến độ, dẫn đến việc phát hiện vấn đề muộn và không có biện pháp xử lý ngay từ đầu. Điều này khiến cho việc dự án bị trì hoãn không thể tránh khỏi.
  • Trong quá trình thực hiện, yêu cầu hoặc mục tiêu của dự án bị thay đổi nhiều lần, dẫn đến việc phải làm lại, điều chỉnh kế hoạch và kéo dài thời gian thực hiện. Việc thay đổi này không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây khó khăn trong việc kiểm soát tiến độ.

Không nhận thấy được sự thay đổi trong hoạt động vận hành doanh nghiệp

Mặc dù đã đầu tư vào các hệ thống công nghệ mới, nhưng quy trình làm việc của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên như trước đây. Các nhân viên vẫn thực hiện công việc theo cách truyền thống, không tận dụng tối đa các công cụ và công nghệ mới. Ví dụ, việc lưu trữ dữ liệu vẫn được thực hiện thủ công, hoặc các quy trình phê duyệt vẫn cần qua nhiều bước rườm rà dù hệ thống đã có chức năng tự động hóa.

Công nghệ mới không được sử dụng để tối ưu hóa các hoạt động hiện có. Thay vì tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào lao động thủ công hoặc duy trì các quy trình phức tạp không cần thiết. Điều này khiến cho các công nghệ mới trở nên lãng phí và không phát huy được hiệu quả.

Những lý do chuyển đổi sổ thường thất bại của doanh nghiệp Việt hiện nay

Những lý do chuyển đổi sổ thường thất bại
Những lý do chuyển đổi sổ thường thất bại của doanh nghiệp Việt hiện nay

Không thiết lập mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu

Việc nhiều doanh nghiệp thiếu mục tiêu ngay từ giai đoạn đầu là do chưa hiểu rõ lý do thực sự của việc chuyển đổi số hoặc không có cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng, lợi ích mang lại. Với các doanh nghiệp mơ hồ này, họ chỉ thực hiện chuyển đổi theo yêu cầu của chính phủ Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngoài ra, thiếu mục tiêu rõ ràng còn dẫn đến việc khó khăn trong việc đánh giá kết quả. Nếu doanh nghiệp không biết mình muốn đạt được gì, họ cũng sẽ không biết làm thế nào để đo lường sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi.

Thiếu chiến lược thực hiện bài bản

Một chiến lược chuyển đổi số thành công không chỉ cần mục tiêu rõ ràng mà còn phải có kế hoạch chiến lược chi tiết. Kế hoạch này sẽ bao gồm các giai đoạn thực hiện, nguồn lực cần thiết, thời gian, tiêu chí đánh giá hiệu quả của từng bước trong quá trình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch sơ bộ mà thiếu đi những chi tiết cần thiết để đảm bảo tính khả thi thành công dẫn đến thất bại.

Ví dụ, một doanh nghiệp muốn triển khai một hệ thống quản lý khách hàng (CRM) mới nhưng không lập kế hoạch chi tiết về các bước cần thực hiện như tích hợp hệ thống mới với các hệ thống hiện có, đào tạo nhân viên, thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả. Thiếu một kế hoạch cụ thể, dự án dễ dàng bị đình trệ do thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực, không đáp ứng được thời hạn đã đặt ra.

Một kế hoạch chi tiết cũng cần bao gồm việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, cách thức xử lý khi các vấn đề phát sinh. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi dự án gặp sự cố, làm kéo dài thời gian thực hiện, tăng chi phí.

Hơn nữa, việc không có kế hoạch cụ thể còn dẫn đến sự mơ hồ trong phân công nhiệm vụ , trách nhiệm của các cá nhân liên quan. Nhân viên có thể không biết chính xác vai trò của họ trong quá trình chuyển đổi, dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công việc.

Thiếu nguồn lực thực hiện trong suốt quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một hành trình dài hơi cần một ngân sách đủ lớn để chi trả cho việc mua sắm phần mềm, áp dụng công nghệ mới, nâng cấp hạ tầng IT, đào tạo nhân viên, …. Một trong những lý do khiến quá trình chuyển đổi số thất bại là do doanh nghiệp không có đủ ngân sách để thực hiện các hoạt động này.

  • Các giải pháp công nghệ tiên tiến như hệ thống ERP, CRM, hay các công cụ phân tích dữ liệu đều yêu cầu một khoản đầu tư lớn. Nếu doanh nghiệp không có đủ tài chính, họ sẽ phải lựa chọn hướng triển khai dần dần từng hệ thống một, việc kéo dài thời gian chuyển đổi sẽ làm giảm hiệu quả.
  • Doanh nghiệp cần phải đầu tư vào hạ tầng IT, bao gồm máy chủ, mạng lưới, thiết bị bảo mật, … nếu thiếu ngân sách có thể dẫn đến việc hệ thống không ổn định, gây gián đoạn trong quá trình vận hành hoạt động, giảm trải nghiệm của khách hàng.
  • Không phải tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều có sẵn kỹ năng số cần thiết để thích ứng với công nghệ mới. Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu không có nguồn lực hoặc chiến lược đào tạo rõ ràng, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các công cụ mới, dẫn đến hiệu suất làm việc giảm sút.
  • Cuối cùng, để thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin (IT), tuy nhiên đội ngũ nhân sự chất lượng tại Việt Nam vẫn còn khan hiếm, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào các nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc phải thuê ngoài, làm giảm hiệu quả của quá trình triển khai.

Sử dụng công nghệ, giải pháp không phù hợp với doanh nghiệp

Một trong những lý do chính dẫn đến sự thất bại trong chuyển đổi số là việc lựa chọn công nghệ không phù hợp với quy mô, đặc thù của doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp sai có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả, lãng phí nguồn lực.

  • Doanh nghiệp thường gặp phải tình trạng chọn công nghệ dựa trên quảng cáo hoặc xu hướng thị trường mà không hiểu rõ các tính năng thực sự dẫn đến việc đầu tư vào các giải pháp không phù hợp với yêu cầu thực tế.
  • Khi chọn công nghệ, doanh nghiệp đánh giá thấp khả năng mở rộng của giải pháp trong tương lai. Một số công nghệ có thể hoạt động tốt trong ngắn hạn nhưng không đủ linh hoạt để mở rộng khi doanh nghiệp phát triển dẫn đến việc phải đầu tư thêm vào các giải pháp mới sớm hơn dự kiến.
  • Sử dụng giải pháp thiếu sự tích hợp giữa các hệ thống gặp phải vấn đề yêu cầu nhân viên thực hiện công việc lặp đi lặp lại. Ví dụ, nếu hệ thống CRM và hệ thống quản lý kho không được tích hợp, nhân viên có thể phải nhập thông tin đơn hàng vào hai hệ thống khác nhau gây ra sự mất thời gian, dẫn đến sự sai sót, chậm trễ trong quy trình xử lý đơn hàng.

Thiếu sự quyết tâm, thúc đẩy từ lãnh đạo

Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chuyển đổi số là sự quyết tâm từ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Thiếu đi yếu tố này sẽ dẫn đến việc nhân viên thiếu động lực tham gia, làm giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi.

Nếu lãnh đạo không có sự quyết tâm và thiếu đi tầm nhìn rõ ràng về quá trình chuyển đổi số, sẽ khó để nhân viên thấy được lý do cho sự thay đổi. Lãnh đạo cần phải thể hiện cam kết làm gương cho nhân viên để họ có động lực, sự tin tưởng vào quá trình chuyển đổi.

Sự thiếu giao tiếp, hỗ trợ từ phía lãnh đạo có thể dẫn đến việc nhân viên cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được đồng hành trong quá trình chuyển đổi.

Thiếu công cụ, chỉ số đo lường hiệu quả dẫn đánh giá không chính xác, điều chỉnh không kịp thời

Đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra, bên cạnh đó là phát hiện nhanh các vấn đề để điều chỉnh kế hoạch kịp thời, linh hoạt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các đánh giá hiệu quả này, dẫn đến việc không tối ưu hóa quá trình chuyển đổi. Hai vấn đề chính trong đánh giá hiệu quả không phù hợp là thiếu chỉ số đo lường và không điều chỉnh kịp thời.

Thiếu chỉ số đo lường tính hiệu quả

  • Không có các chỉ số đo lường, doanh nghiệp sẽ không biết liệu quá trình chuyển đổi số của họ có đạt được mục tiêu hay không, không đánh giá được tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ mới, làm giảm khả năng phát hiện các vấn đề để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
  • Đánh giá ROI là một phần quan trọng trong việc quyết định xem đầu tư vào công nghệ mới có đáng giá hay không. Thiếu các chỉ số đo lường làm cho việc tính toán ROI trở nên khó khăn, khiến doanh nghiệp không thể xác định chính xác giá trị của các khoản đầu tư vào công nghệ.

Điều chỉnh không kịp thời

  • Quá trình chuyển đổi số thường gặp phải các vấn đề không lường trước được. Nếu doanh nghiệp không có cơ chế theo dõi điều chỉnh sẽ lỡ cơ hội cải thiện, tối ưu hóa các giải pháp công nghệ, dẫn đến việc không đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Thị trường và công nghệ liên tục thay đổi. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi số để thích ứng với các thay đổi. Nếu không có khả năng điều chỉnh kịp thời, doanh nghiệp có thể không theo kịp xu hướng mới, bị tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công với chi phí tối ưu nhất?

Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để doanh nghiệp đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số. Lạc Việt, với giải pháp LV-DX, mang đến cho doanh nghiệp hệ thống công nghệ giúp số hóa quy trình vận hành, kết nối các bộ phận tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững giúp chuyển đổi số thành công với mức chi phí tốt nhất phù hợp cho từng doanh nghiệp. Với 2 giải pháp THUÊ hoặc MUA, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc phân bổ chi phí để thực hiện chuyển đổi số mà không cần xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu.

Hệ thống LV-DX từ Lạc Việt bao gồm nhiều giải pháp tiên tiến, được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi khía cạnh của quá trình chuyển đổi số:

  • LV-DX Collaboration: Tạo ra không gian làm việc số toàn diện, kết nối mọi bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu suất và khả năng phối hợp giữa các nhân viên và phòng ban.
  • LV-DX People: Cung cấp giải pháp quản lý nhân sự toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý thay đổi về nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo đến phát triển kỹ năng, đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp với các yêu cầu mới của thị trường.
  • LV-DX CRM: Tối ưu hóa quy trình quản lý khách hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
  • LV-DX Accounting: Đưa ra các công cụ quản lý tài chính hiệu quả, giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và tối ưu nguồn lực, từ đó đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững.

Nhờ tích hợp các công nghệ tiên tiến trong hệ thống LV-DX, doanh nghiệp có thể quản trị sự thay đổi một cách hiệu quả, thích ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường và đảm bảo sự phát triển lâu dài. Hệ thống giải pháp từ Lạc Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Liên hệ ngay để nhận demo phần mềm chuyển đổi số từ Lạc Việt

Với các lý do chuyển đổi số thường thất bại được Lạc Việt nêu ra trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn các vấn đề, khó khăn sẽ gặp phải khi thực hiện chuyển đổi số. Từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch thực hiện mang lại sự hiệu quả thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đánh giá bài viết
Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:
Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Chuyên mục

Bài viết mới

Đăng ký tư vấn sản phẩm
Liên hệ nhanh
Bằng cách nhấn vào nút Gửi, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.
Bài viết liên quan
Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.