Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

Doanh nghiệp số là gì? Đặc điểm, vai trò và 5 mô hình phổ biến

Mục lục bài viết

Trong kỷ nguyên số hóa, khi công nghệ định hình lại mọi ngành nghề và lĩnh vực, việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số không còn là lựa chọn mà đã trở thành nhu cầu tất yếu. Bởi vì, những doanh nghiệp “chậm số hóa” có nguy cơ bị tụt lại phía sau, mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường biến động mỗi ngày. 

Vậy doanh nghiệp công nghệ số là gì? Đâu là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp? Cùng Lạc Việt tìm chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp số là gì?

Doanh nghiệp số (Digital Enterprise) là thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức áp dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện các hoạt động, quy trình vận hành để nâng cao hiệu suất công việc.

doanh nghiệp số
Tổ chức áp dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện các hoạt động, quy trình vận hành

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả hoạt động, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Đây là quá trình chuyển đổi toàn diện thông qua việc ứng dụng các công nghệ tân tiến như trí tuệ nhân tạo(AI), Internet of Things(IoT), big data, blockchain,…

>>> Tin liên quan: Phân biệt số hóa và chuyển đổi số. Đâu là phải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp số tiêu chuẩn cần có những đặc điểm gì?

Một doanh nghiệp công nghệ số “chính hiệu” không chỉ đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động, mà còn là việc chuyển đổi toàn diện trong cách thức vận hành và quản lý. 

Dưới đây là 4 đặc điểm quan trọng cần có để trở thành một doanh nghiệp số tiêu chuẩn:

đặc điểm doanh nghiệp số
4 Đặc điểm quan trọng cần có để trở thành một doanh nghiệp số tiêu chuẩn

2.1 Ứng dụng công nghệ số toàn diện

Đặc điểm nhận dạng doanh nghiệp hiện đại rõ ràng nhất đó là sự ứng dụng thành tựu công nghệ vào tất cả hoạt động như quản lý vận hành, quy trình làm việc, quản lý nhân sự, sản xuất, kinh doanh,…Trong đó, các giải pháp công nghệ được áp dụng nhiều nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Internet of thing (IoT), điện toán đám mây và thiết bị hạ tầng số. 

Việc ứng dụng công nghệ vào từng “ngóc ngách” giúp doanh nghiệp giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ và giảm thiểu tối đa chi phí.

2.2 Sử dụng tài liệu điện tử, truy cập nhanh chóng

Một doanh nghiệp số hiện đại chắc chắn sẽ không sử dụng tài liệu giấy và hình thức lưu trữ thủ công mà thay vào đó là thư viện tài liệu điện tử. 

Việc sử dụng tài liệu điện tử không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ mà còn tăng cường tính bảo mật và khả năng truy cập thông tin. 

Nhờ vào nền tảng lưu trữ đám mây và công cụ quản lý tài liệu trực tuyến, nhân viên có thể nhanh chóng tìm kiếm, truy cập các tài liệu cần thiết, từ bất kỳ đâu – bất kỳ lúc nào. 

doanh nghiệp số
Sử dụng tài liệu điện tử thay vì tài liệu giấy

2.3 Quy trình vận hành tinh gọn, tự động

Doanh nghiệp công nghệ số trong thời đại 4.0 thường tập trung tối ưu quy trình vận hành tinh gọn bằng và tự động hóa. 

Việc loại bỏ những bước không cần thiết, áp dụng tự động hóa vào các quy trình vận hành giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí thời gian và nguồn lực. 

Thông thường, để tối ưu chi phí và thời gian số hóa, doanh nghiệp sẽ nhờ sự trợ giúp của các hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), phần mềm quản lý quy trình công việc (Dynamic Workflow LV-DX), công nghệ tự động hóa như RPA (Robotic Process Automation). 

2.4 Không gian cộng tác nội bộ tập trung, gắn kết

Một doanh nghiệp số thực thụ luôn xây dựng không gian cộng tác nội bộ trực tuyến, nơi mà tất cả các thành viên trong tổ chức có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin và làm việc cùng nhau. 

Các nền tảng cộng tác như LV-DX Collaboration, Microsoft Teams, Slack hiện đại không chỉ giúp nhân viên kết nối mà còn tập trung tất cả thông tin, quy trình trên 1 nền tảng. Việc xây dựng một môi trường làm việc cộng tác, gắn kết sẽ thúc đẩy năng suất và nâng cao chất lượng công việc.

doanh nghiệp công nghệ số
Không gian cộng tác nội bộ trực tuyến, tập trung

3. Tại sao cần chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp số?

Chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp số là nhiệm vụ tất yếu vì mang lại nhiều lợi ích chiến lược quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, thay đổi nhanh chóng.

Dưới đây là 5 lý do chính trả lời cho câu hỏi tại sao cầm chuyển đổi sang mô số:

  1. Tối ưu hóa quy trình vận hành, kinh doanh
  2. Số hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu
  3. Tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng
  4. Đổi mới và sáng tạo linh hoạt
  5. Mở rộng sản phẩm, dịch vụ đa dạng

3.1 Tối ưu hóa quy trình vận hành, kinh doanh

Chuyển đổi sang mô hình công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành và kinh doanh thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại. Các công cụ tự động hóa và ứng dụng chuyển đổi số doanh nghiệp cho phép tối ưu hóa thời gian, nguồn lực, giảm thiểu sai sót, tăng hiệu suất đáng kể. 

Ví dụ, sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên một cách hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận.

3.2 Số hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu

Với sự hỗ trợ của của công nghệ Big data cùng các công cụ phân tích, việc thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều so với tác vụ thủ công. 

Công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu cụ thể.

doanh nghiệp số
Phân tích, việc thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng với công nghệ Big data

3.3 Tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng

Việc áp dụng doanh nghiệp số sẽ giúp công ty, tổ chức phân tích hành vi, tâm lý khách hàng để đưa ra chiến lược cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Trong đó, bằng cách tận dụng các công cụ tiếp thị số như quảng cáo trực tuyến, email marketing và mạng xã hội,…doanh nghiệp dễ dàng tương tác, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo Báo cáo của CMSWIRE, ứng dụng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến lược chuyển đổi số dự kiến sẽ tăng mức độ hài lòng của khách hàng lên 25%​.

3.4 Đổi mới và sáng tạo linh hoạt

Các công cụ, nền tảng số cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ý tưởng mới, triển khai sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. 

Chính khả năng phản ứng nhanh trước thay đổi của thị trường là thế mạnh giúp doanh nghiệp duy trì sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

doanh nghiệp số
Nền tảng số cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ý tưởng mới, triển khai dịch vụ nhanh chóng

3.5 Mở rộng sản phẩm, dịch vụ đa dạng

Chuyển đổi số không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình hiện tại mà còn mở ra cơ hội phát triển và mở rộng sản phẩm, dịch vụ mới. 

Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu thông minh của công cụ số, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm/dịch vụ đa dạng hơn để đáp ứng.

4. Các mô hình doanh nghiệp số điển hình hiện nay

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, sản phầm/dịch vụ cung cấp và đặc điểm doanh nghiệp mà sẽ có mô hình tổ chức số tương ứng.

Dưới đây là những mô hình doanh nghiệp công nghệ số phổ biến nhất trên thế giới.

  1. Mô hình thương mại điện tử (E-commerce)
  2. Mô hình công nghệ tài chính (Fintech)
  3. Mô hình khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech start-ups)
  4. Mô hình công nghệ giáo dục (Ed-tech)
  5. Mô hình công nghệ y tế (Healthtech)

4.1 Mô hình thương mại điện tử (E-commerce)

Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh trực tuyến cho phép các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện qua các trang web, ứng dụng di động hoặc sàn thương mại điện tử. Ví dụ điển hình các doanh nghiệp số dẫn đầu nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến toàn cấu là Amazon, eBay, Alibaba. 

Mô hình này cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, giảm thiểu chi phí vận hành cửa hàng vật lý tại chỗ và cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng.

4.2 Mô hình công nghệ tài chính (Fintech)

Mô hình công nghệ tài chính (Fintech) tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để cải thiện và tự động hóa các dịch vụ tài chính như thanh toán trực tuyến, cho vay, quản lý tài chính cá nhân, tiền điện tử,… Các công ty như PayPal, Momo, Apple Pay là những hình mẫu rõ ràng nhất cho sự thay đổi cách thức thanh toán, vay tiền và quản lý tài chính cá nhân thành công.

doanh nghiệp số
Doanh nghiệp Fintech ứng dụng công nghệ để cải thiện và tự động hóa các dịch vụ tài chính

4.3 Mô hình khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech start-ups)

Các doanh nghiệp số Tech start-ups thường tập trung vào việc phát triển các giải pháp phần mềm bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, blockchain và IoT.

Họ thường bắt đầu với những ý tưởng độc đáo, phát triển các sản phẩm như ứng dụng di động, phần mềm doanh nghiệp và dịch vụ trực tuyến. Các công ty như Slack, Asana, Zoom là một case study thành công mỹ mãn khi đã cách mạng hóa phương thức làm việc và giao tiếp hàng ngày của người dùng.

4.4 Mô hình công nghệ giáo dục (Ed-tech)

Ed-tech là hình thức cung cấp các giải pháp học trực tuyến, phần mềm quản lý học tập, công cụ tương tác để hỗ trợ giáo viên và học sinh. Các nền tảng như Coursera, Khan Academy và Duolingo là những ví dụ nổi bật trong việc mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho mọi người trên toàn thế giới.

doanh nghiệp công nghệ số
Ed-tech là hình thức cung cấp các giải pháp học trực tuyến, phần mềm quản lý học tập

4.5 Mô hình công nghệ y tế (Healthtech)

Nói đơn giản, Healthtech là mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. 

Các doanh nghiệp Healthtech tập trung phát triển các giải pháp như hệ thống quản lý bệnh viện, thiết bị y tế thông minh và ứng dụng theo dõi sức khỏe cá nhân. Khi nhắc đến Healthtech thì không thể bỏ qua Teladoc, Fitbit, Medtronic – những công ty cung thông tin y tế và tư vấn sức khỏe hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực.

5. Thách thức khi chuyển đổi mô hình số & giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Windstream Enterprise về xu hướng chuyển đổi số năm 2024, 61% các nhà lãnh đạo số cho rằng tổ chức của họ chưa đạt được tiến độ mong muốn và 58% dự đoán sẽ mất hai năm hoặc hơn để thấy được kết quả đáng kể. Trong đó, những rào cản lớn nhất đó là:

  • Kháng cự thay đổi từ nội bộ: Thói quen làm việc truyền thống đã ăn sâu vào tư duy của nhiều người, dẫn đến sự lo lắng, thiếu tin tưởng và đôi khi là phản đối khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới. 
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chuyển đổi số đòi hỏi một khoản đầu tư không nhỏ cho công nghệ, hạ tầng và đào tạo nhân viên. Điều này có thể gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng lỗi thời: Các hệ thống vận hành cũ kỹ, chậm chạp gây khó khăn cho việc đại hóa và thiếu tính linh hoạt cũng như khả năng mở rộng cần thiết cho các sáng kiến ​​kỹ thuật số.
  • Thiếu kiến thức, kỹ năng kỹ thuật số: Vận hành doanh nghiệp số đòi hỏi đội ngũ nhân viên lành nghề có chuyên môn về phân tích dữ liệu, AI, an ninh mạng và tiếp thị kỹ thuật số. 

Giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất để vượt qua những rào cản trên và tiến đến một doanh nghiệp công nghệ hiện đại đó là ứng dụng hệ thống chuyển đổi số toàn diện cùng với sự đồng hành của một đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Lạc Việt – đơn vị cung cấp nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện, liên thông trên mọi nghiệp vụ. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số. 

Lạc Việt cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện, thiết kế hành trình trải nghiệm xuyên suốt độc nhất dành riêng cho từng khách hàng căn cứ trên mức độ trưởng thành năng lực quản trị. 

giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp
Kiến tạo tổ chức số với bộ giải pháp toàn diện của Lạc Việt

Nhờ nhiều tính năng vượt trội, Lạc Việt được nhiều doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam tin dùng. Trong đó phải kể đến Công ty Nitto Denko, Hương Thủy Corporation, Vina Kraft, Thermtrol Corporation, Framas, ĐH Nông Lâm, Phú Hưng Life,… Ngoài ra mỗi năm, Lạc Việt vinh hạnh đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số.

Lạc Việt cung cấp một hệ thống sinh thái toàn diện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công. Các giải pháp này bao gồm cả phần mềm quản trị, hạ tầng nền tảng, dịch vụ công nghệ và thiết bị CNTT.

  • Phần mềm quản trị: Không gian cộng tác số (LV-DX Collaboration), Quản trị nguồn nhân lực (V-DX People), Quản lý tài chính – kế toán (LV-DX Accounting), Quản lý quy trình động (LV DX Dynamic Workflow),…
  • Hạ tầng nền tảng: Hạ tầng ảo hóa, hệ thống mạng, sao lưu và bảo mật,…
  • Dịch vụ công nghệ: Dịch vụ phần mềm, cho thuê thiết bị, IT onsite, bảo trì bảo dưỡng,…
  • Thiết bị CNTT: Máy chủ vật lý, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ,…

Để doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số thành công đòi hỏi một hành trình bài bản, cụ thể và có nền tảng cũng nguồn lực đủ mạnh. Hiểu được vấn đề trăn trở của mọi doanh nghiệp, Lạc Việt cung cấp dịch vụ trọn gói đáp ứng mọi nhu cầu theo lộ trình chuyển đổi số bền vững với chi phí thấp nhất. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có được những thông tin hữu ích nhất về mô hình doanh nghiệp này từ đó lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS