Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

Quản trị hiện đại là gì? Lý thuyết – mô hình và các đặc trưng

Mục lục bài viết

Khám phá khái niệm quản trị hiện đại, các lý thuyết, mô hình và đặc trưng nổi bật trong quản lý doanh nghiệp hiện nay. Tìm hiểu cách áp dụng quản trị linh hoạt, tích hợp công nghệ hiện đại cùng con người để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

1. Quản trị hiện đại là gì?

Quản trị hiện đại không đơn thuần là cải tiến các phương pháp quản lý truyền thống, mà còn là sự thay đổi về nhận thức khi áp dụng công nghệ vì mục tiêu tối ưu quy trình điều hành doanh nghiệp. Quản trị hiện đại đề cao vai trò của công nghệ, con người và văn hóa tổ chức, xây dựng hệ thống quản lý linh hoạt, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng theo thị trường thương mại ngày nay.

Khái niệm quản trị hiện đại bao hàm nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là việc tối ưu hóa hiệu suất, hiệu quả vận hành thông qua việc áp dụng các giải pháp quản lý thông minh kết hợp công nghệ. Điểm nhấn quan trọng của mô hình này chính là khả năng liên tục cải tiến, đổi mới trong cách quản lý nhân sự, quy trình làm việc và khả năng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng quản trị hiện đại?

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, áp dụng quản trị hiện đại là cần thiết để điều chỉnh và cải tiến doanh nghiệp sao cho phù hợp theo những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Cung cấp cho doanh nghiệp phần mềm hỗ trợ công việc giúp nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi, cải thiện khả năng cạnh tranh. Những lợi ích trên hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động, mở rộng khả năng gắn kết nhân viên, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

2. Tìm hiểu về lý thuyết quản trị hiện đại

lý thuyết quản trị hiện đại

2.1 Thuyết Kaizen của Masaaki Imai

Kaizen là một triết lý kinh tế nổi tiếng từ Nhật Bản được ghép bởi chữ Kai (Thay đổi) và Zen (Tốt), ngụ ý là cải tiến liên tục, mang đến phương pháp mới cho tất cả mọi người trong tổ chức.

Khởi nguồn từ niềm tin sức sáng tạo của con người là vô hạn, khuyến khích nhân viên đưa ra đề xuất cải tiến đóng góp dù là nhỏ nhất dựa theo những việc làm hằng ngày. Nhấn mạnh rằng tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên đều đóng vai trò quan trọng khi cải tiến liên tục. Tóm lại, Kaizen là sự góp nhặt từ những cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn, chú trọng vào các khía cạnh cụ thể nhằm giải quyết tận gốc vấn đề.

Quản trị hiện đại
Thuyết Kaizen của Masaaki Imai

2.2 Thuyết Z của William Ouchi

Khác thuyết Kaizen, thuyết Z (William Ouchi) kết hợp giữa phong cách quản lý giữa Nhật Bản và phương Tây. Tập trung vào sự tin tưởng, gắn kết cùng mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp.

Đặt tiềm năng phát triển dựa trên lợi nhuận và điều kiện làm việc, yêu cầu xây dựng văn hóa làm việc tích cực, nơi nhân viên mong muốn đóng góp hết mình cho doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự, đồng thời nâng cao năng suất làm việc.

2.3 Thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi của Peter Drucker

Peter Drucker được mệnh danh là chuyên gia về quản trị hiện đại, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài Chính) đã lựa chọn ông là nhà quản lý bậc thầy của mọi thời đại.

Theo ông, không có mô hình quản lý nào là hoàn hảo trong nhiều tình huống. Mà quản lý phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất.

Lý thuyết quản trị hiện đại
Thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi của Peter Drucker

Thuyết Drucker nhấn mạnh vai trò việc định hình mục tiêu rõ ràng cùng sự thích nghi nhanh chóng với các thay đổi của môi trường kinh doanh. Quản lý hiệu quả là sự kết hợp hài hòa giữa chiến lược, hệ thống, con người và văn hóa, tạo ra một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển lâu dài.

3. Các mô hình quản trị hiện đại nổi bật trong vận hành doanh nghiệp

3.1 Mô hình quản trị của Kotter

Giáo sư người Mỹ John Kotter đã đưa ra một khái niệm mới về quản trị thay đổi, cụ thể rằng: Quản trị sự thay đổi là tổng hợp giữa các hoạt động quản trị giúp nắm bắt và kiểm soát quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với biến động thị trường, đảm bảo doanh nghiệp có đủ sức mạnh để phát triển dựa trên bối cảnh kinh doanh ngày nay.

Mô hình Kotter gồm 8 bước nhằm giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả quá trình chuyển đổi như sau:

  • Khơi gợi cảm giác cấp bách
  • Xây dựng nhóm tiên phong nòng cốt
  • Hoạch định đúng tầm nhìn
  • Truyền cảm hứng cho đội nhóm
  • Triển khai kế hoạch, loại bỏ trở ngại
  • Nắm bắt thành tựu trong ngắn hạn
  • Nhân rộng cải tiến
  • Đưa cải tiến vào văn hóa tổ chức

Ngoài ra, mô hình Kotter đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp đang đối mặt với thay đổi lớn như tái cấu trúc, chuyển đổi số hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh.

3.2 Mô hình quản trị 7S của McKinsey

Mô hình 7S của McKinsey là công cụ quan trọng trong quản lý chiến lược, được tổng hợp từ 7 yếu tố bắt đầu bằng chữ S: Shared Value (Giá trị chung), Structure (Cấu trúc), Systems (Hệ thống), Style (Phong cách), Staff (Nhân viên), Strategy (Chiến lược) và Skills (Kỹ năng).

Hỗ trợ doanh nghiệp tập trung vào chiến lược tổ chức mang lại hiệu quả nhanh chóng. Sắp xếp lại toàn bộ bộ máy vận hành nhằm đảm bảo không bỏ sót lỗ hổng nào khi triển khai chiến lược.

quản trị hiện đại

3.3 Mô hình quản trị hiện đại của Holacracy

Holacracy là mô hình quản trị dựa trên việc phân quyền tự chủ cho các nhóm nhỏ trong doanh nghiệp, không giới hạn phân cấp. Hướng đến sự giao tiếp cởi mở và cách làm việc linh hoạt, kết nối toàn bộ nhân viên cùng nhau cộng tác để tăng cường hiệu suất hoạt động.

Mô hình quản trị Holacracy đặc trưng bởi việc áp dụng nguyên tắc hoạt động độc đáo so với cách thức phân cấp truyền thống. Theo Holacracy, các cá nhân không chỉ đảm nhận vai trò lãnh đạo mà còn là người thực thi nhiệm vụ mà họ chịu trách nhiệm. Đây là một hệ thống quản trị tổ chức doanh nghiệp theo mô hình quản trị toàn quyền, mà ở đó nhân viên được phân chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm tự quyết định nhiệm vụ, vai trò của mình sao cho đạt được mục tiêu tổ chức một cách hiệu quả.

4. Các đặc trưng của quản trị hiện đại

quản trị hiện đại

4.1 Tính linh hoạt và đổi mới

Ở thời đại này, tính linh hoạt trở thành yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Việc nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, tối ưu hóa quy trình và tái cấu trúc tổ chức là cách duy nhất vượt qua các biến động để nắm bắt cơ hội tiềm năng. Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng theo hoàn cảnh, giữ vững sự ổn định giữa nhiều biến động và vươn xa hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đổi mới không chỉ giới hạn việc cải tiến sản phẩm hay dịch vụ, mà chính là việc thay đổi tư duy quản lý. Việc thực hiện đổi mới cần diễn ra ở từng khâu, từng bước những hoạt động hàng ngày, từ quản lý nguồn nhân lực đến tối ưu hóa quy trình công việc. Những doanh nghiệp biết tận dụng sự đổi mới sẽ không ngừng phát triển, duy trì một hiệu suất vượt trội nhằm đảm bảo tốc độ phát triển bền vững trong tương lai.

4.2 Tích hợp công nghệ thông tin

Những năm gần đây, công nghệ là yếu tố không thể thiếu khi áp dụng mô hình quản trị hiện đại. Các hệ thống như ERP, CRM và đặc biệt là các giải pháp AI giúp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả quản lý.

Giải pháp LV-DX Dynamic Workflow là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ trong quản trị hiện đại. Với khả năng tích hợp các quy trình trên một nền tảng duy nhất, LV-DX Dynamic Workflow giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình phức tạp, loại bỏ những thủ tục xử lý lặp lại thủ công mất thời gian. Hỗ trợ nhân viên tập trung vào những công việc mang tính chiến lược tạo ra doanh thu, đồng thời tăng tính minh bạch trong công việc. Xem thêm về LV-DX Dynamic Workflow. [link]

4.3 Tính minh bạch và quản trị dữ liệu

Dữ liệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp ngày nay, khả năng quản trị và khai thác dữ liệu giúp nhà lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng để hình thành lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Hơn thế, việc sử dụng dữ liệu có tính xác thực cao sẽ tăng uy tín cho doanh nghiệp, hạn chế những sai phạm từ dữ liệu cũ. Đưa ra quyết định dựa trên thông tin cụ thể thay vì cảm tính chính là bước tiến lớn khi quản trị hiện đại.

4.4 Tập trung vào con người

Con người là trung tâm trong mô hình quản trị hiện đại. Vì thế, doanh nghiệp muốn bứt phá, không chỉ dựa trên yếu tố sử dụng công nghệ tiên tiến mà cần phải có đội ngũ sẵn sàng đón nhận thay đổi và luôn duy trì tinh thần sáng tạo. Không dừng lại ở bước theo dõi hiệu suất, quản trị hiện đại tập trung vào việc phát triển con người, nơi nhân viên cảm thấy được trân trọng, có cơ hội phát triển bản thân. Điều này giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài, tăng giá trị thương hiệu mà còn nâng cao hiệu suất làm việc.

Qua bài viết này, Lạc Việt đã cung cấp chi tiết các lý thuyết và mô hình quản trị hiện đại, được nghiên cứu bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, hy vọng bạn mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Liên hệ tư vấn CDS