Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

10 Quy định kế toán bắt buộc mọi doanh nghiệp tuân thủ (MỚI)

Mục lục bài viết

Việc tuân thủ các quy định kế toán hiện hành đã trở thành yếu tố then chốt đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quy định hỗ trợ quản lý tài chính một cách chính xác, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Bài viết này, Lạc Việt sẽ đi sâu vào những quy địnhquan trọng, giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Sau đây là 10 thay đổi lớn trong chính sách pháp luật về kế toán mà các kế toán viên cần biết để hạn chế rủi ro pháp lý khi làm việc.

1. Quy định kế toán về chế độ hành chính sự nghiệp mới

Bộ Tài chính vừa qua đã ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế quy định cũ tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006.

Theo đó, Thông tư 107 hướng dẫn cụ thể về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.

Ngoài ra, ban hành kèm theo Thông tư là:

– Danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc;

– Danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán;

– Danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán;

– Danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị tại Điều 2 của Thông tư này.

Thông tư 107/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 24/11/2017 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2018.

quy định kế toán

 

2. Quy định kế toán về nâng cấp ứng dụng HTKK 3.8.0

Vừa qua, Tổng Cục thuế đã có Thông báo về việc nâng cấp nhiều ứng dụng liên quan đến thuế, cụ thể sau khi nâng cấp, người dùng sẽ sử dụng những phiên bản sau:

– Hỗ trợ kê khai mã vạch (HTKK) phiên bản 3.8.0

– Nhận tờ khai mã vạch tập trung (NTK_TMS) phiên bản 2.5.3

– Khai thuế qua mạng (iHTKK) phiên bản 3.6.0

– Hỗ trợ đọc, xác minh tờ khai, thông báo thuế định dạng XML (iTaxViewer) phiên bản 1.4.2

– Dịch vụ thuế điện tử (eTax) phiên bản 1.3.0

– Quản lý thuế tập trung (TMS) phiên bản 2.4.

Trong đó, việc nâng cấp các ứng dụng iHTKK, eTAX, HTKK, NTK_TMS để cập nhật danh mục biểu thuế (phí) tài nguyên, TTĐB, BVMT và phí, lệ phí tương ứng với các tiểu mục mới theo Thông tư 300/2016/TT-BTC .

Thời gian nâng cấp các ứng dụng: Từ 09h00 ngày 11/11/2017 đến hết 24h00 ngày 12/11/2017.

3. Quy định kế toán tăng mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2018

Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chính thức chốt mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ (dự kiến áp dụng từ ngày 01/01/2018). Cụ thể, các mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho từng khu vực như sau:

  • Vùng I: Tăng lên 3.980.000 VND/tháng.
  • Vùng II: Tăng lên 3.530.000 VND/tháng.
  • Vùng III: Tăng lên 3.090.000 VND/tháng.
  • Vùng IV: Tăng lên 2.760.000 VND/tháng.

các quy định kế toán hiện hành

 

4. Dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên theo quy định mới

Hiện nay, các quy định kế toán hiện hành về việc dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên sẽ thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 91/2017/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 15/10/2017), qua đó, sẽ có một số quy định mới mà kế toán cần lưu ý như sau:

– Gộp chung điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên làm một thay vì quy định riêng.

– Rút ngắn yêu cầu thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu xuống còn 36 tháng (quy định tại Thông tư 129/2012/TT-BTC là 60 tháng).

Ngoài ra, Thông tư 91 cũng đưa ra ví dụ rõ hơn về trường hợp bảo lưu kết quả thi:

Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019.

Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020; tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.

5. Quy định kế toán thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

– Hiện nay:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc  = Mức lương  +  Phụ cấp lương

– Từ ngày 01/01/2018:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc  = Mức lương  +  Phụ cấp lương +  Các khoản bổ sung

Lưu ý: Khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kì trả lương.

6. Tăng trợ cấp thai sản từ 01/7/2018

Mới đây, Quốc hội đã chính thức Thông qua Nghị quyết về các quy định kế toán dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng; thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2018.

Như vậy, kể từ ngày lương cơ sở tăng thì trợ cấp thai sản cũng sẽ tăng theo; cụ thể:

Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ tăng từ 2.600.000 đồng lên 2.780.000 đồng (tương đương với mức tăng 6.923%).

7. Quy định kế toán thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

Kể từ ngày 01/01/2018, đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ chính thức phải tham gia BHXH bắt buộc.

Đồng thời, cũng từ ngày này, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

8. Phạt tù người có nghĩa vụ nhưng không đóng BHXH cho NLĐ

Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung các quy định kế toán hiện hành về tội phạm liên quan đến hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cụ thể như sau:

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy, đối tượng chịu sự tác động của Điều luật, quy định kế toán này là “người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động…”. Tuy hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng kế toán thường là những người trực tiếp xử lý vấn đề đóng/không đóng BHXH cho người lao động nên cần phải chú ý với quy định này.

Phạt tù không đóng BHXH cho NLĐ

 

9. Quy định kế toán về việc phạt 12 năm tù nếu vi phạm sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi

Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

10. Quy định kế toán về việc kéo dài số năm đóng BHXH để hưởng mức lương hưu tối đa

Theo quy định kế toán tại Luật BHXH 2014 thì mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.

Dưới đây là bảng so sánh quy định về số năm người lao động phải đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa trước và sau ngày 01/01/2018 dựa trên quy định tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH 2014:

 ​​​​Hiện nayTừ 01/01/2018
Lao động nữTừ đủ 25 năm đóng BHXHTừ đủ 30 năm đóng BHXH
​​​

Lao động nam

​ ​ ​ ​

​​​

Từ đủ 30 năm BHXH trở lên ​​ ​ ​ ​

Từ đủ 31 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2018)

Từ đủ ​32 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2019)

Từ đủ 33 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2020)

Từ đủ 34 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2021)

Từ đủ 35 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi)

Việc nắm vững, tuân thủ các quy định kế toán là yêu cầu pháp lý, là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Những quy định này tạo ra một hệ thống quản lý tài chính minh bạch, giảm thiểu rủi ro, tăng cường niềm tin của các bên liên quan. Do đó, đầu tư vào việc hiểu biết, áp dụng chính xác các quy định mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
  • 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • 📧 Email: info@lacviet.com.vn
  • 🌐 Website: https://lacviet.vn/
Picture of Cao Thúy
Cao Thúy
Senior Content Marketing hơn 4 năm kinh nghiệm. Đối với tôi, sáng tạo nội dung không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, mà còn là truyền tải những nội dung thật sự hữu ích cho khách hàng. Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS