Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

17 Mục tiêu phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc thông qua

Mục lục bài viết

17 Mục tiêu phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 9/2015 trong Chương trình Nghị sự 2030 với mục đích xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và hướng đến sự phát triển thịnh vượng cho các Quốc gia trên trái đất.

Cùng Lạc Việt tìm hiểu về những mục tiêu phát triển bền vững là tại Việt Nam là gì và Việt Nam chúng ta đang trên thành trình nào trong thực hiện các mục tiêu này.

Mục tiêu phát triển bền vững kế thừa mục tiêu thiên niên kỷ

Dòng thời gian hình thành và phát triển các mục tiêu phát triển bền vững

  • 5-16/6/1972: Hội nghị Stockholm đánh dấu sự kiện đầu tiên của Liên Hợp Quốc tập trung vào vấn đề môi trường toàn cầu, đặt nền móng cho nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh.
  • 12/1983: Ủy ban Brundtland được thành lập, chính thức đưa khái niệm “phát triển bền vững” vào chương trình nghị sự quốc tế.
  • 1992: Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro thông qua Chương trình Nghị sự 21, một kế hoạch hành động toàn diện cho phát triển bền vững trong thế kỷ 21.
  • 9/2000: Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) được thông qua, tập trung vào các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, giáo dục…
  • 2002: Hội nghị Johannesburg tiếp tục thảo luận và bổ sung hoàn thiện các mục tiêu xã hội và môi trường đã đề ra trước đó.
  • 6/2012: Hội nghị Rio+20 tập trung vào việc cải thiện khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững và nền kinh tế xanh.
  • 25/9/2015: Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) được thông qua, kế thừa và mở rộng các mục tiêu trước đó, đồng thời có phạm vi bao phủ rộng hơn và toàn diện hơn.

Điểm chung giữa MDGs và SDGs

  • Tiếp nối và phát triển: SDGs được xây dựng dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm rút ra từ MDGs. Nhiều mục tiêu trong MDGs được mở rộng và nâng cao trong SDGs, nhằm giải quyết những thách thức phức tạp hơn của thế kỷ 21.
  • Tập trung vào con người: Cả MDGs và SDGs đều đặt con người vào trung tâm, hướng tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe, giáo dục và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
  • Tính toàn cầu: Cả hai bộ mục tiêu đều có tính chất toàn cầu, kêu gọi sự hợp tác của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác để đạt được các mục tiêu đề ra.
  • Tính bền vững: Mặc dù MDGs tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu xã hội và kinh tế, SDGs đã đưa yếu tố môi trường vào một cách toàn diện, nhấn mạnh sự cần thiết của phát triển bền vững để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.

Sự khác biệt chính

  • Phạm vi: SDGs có phạm vi rộng hơn MDGs, bao gồm các vấn đề phức tạp hơn như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, xây dựng các đô thị bền vững, và các vấn đề liên quan đến hòa bình, công lý và các thể chế mạnh.
  • Tính bao trùm: SDGs nhấn mạnh tính bao trùm hơn, đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các cộng đồng thiểu số.
  • Thời gian: MDGs có thời hạn đến năm 2015, trong khi SDGs có thời hạn đến năm 2030.
  • Phương pháp tiếp cận: SDGs sử dụng một phương pháp tiếp cận toàn diện hơn, liên kết các mục tiêu với nhau và nhận ra rằng việc đạt được một mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu khác.

Chi tiết 17 Mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêuNội dung
Mục tiêu 1. Xoá nghèo (No Poverty)Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở tất cả khu vực trên thế giới.
Mục tiêu 2. Không còn nạn đói (Zero Hunger)Chấm dứt tình trạng đói, đảm bảo an toàn thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt (Good Health and Well-being)Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4. Giáo dục có chất lượng (Quality Education)Đảm bảo nền giáo dục chất lượng, công bằng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5. Bình đẳng giới (Gender Equality)Đạt được bình đẳng giới trên toàn thế giới và trao quyền cho mọi phụ nữ, bé gái.
Mục tiêu 6. Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation)Đảm bảo mọi người đều được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường.
Mục tiêu 7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý (Affordable and Clean Energy)Đảm bảo người dân đều được tiếp cận năng lượng giá phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại.
Mục tiêu 8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth)Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và liên tục; tạo ra công việc đầy đủ, có điều kiện làm việc tốt, phù hợp với tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (Industry, Innovation and Infrastructure)Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, cũng như khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng (Reduced Inequalities)Giảm thiểu sự bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia.
Mục tiêu 11. Các thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable Cities and Communities)Xây dựng các thành phố và khu dân cư an toàn, tiện nghi, thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Mục tiêu 12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Responsible Consumption and Production)Đảm bảo các mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững.
Mục tiêu 13. Hành động về khí hậu (Climate Action)Ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng các biện pháp khẩn cấp
Mục tiêu 15. Tài nguyên và môi trường trên đất liền (Life on Land)Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất, bảo vệ đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (Peace, Justice and Strong Institutions)Thúc đẩy xã hội hòa bình và bao trùm để phát triển bền vững, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và bao trùm ở mọi cấp.
Mục tiêu 17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu (Partnerships for the Goals)Tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tải tài liệu chi tiết về 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững

Hy vọng thông tin chi tiết về 17 mục tiêu phát triển bền vững được Lạc Việt cung cấp trong bài viết này hữu ích cho quý doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn CDS