Phần mềm ERP đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo thống kê cho thấy có 38% doanh nghiệp nhỏ và 42% doanh nghiệp lớn đã triển khai hệ thống ERP vào vận hành doanh nghiệp. Với mức độ tăng trưởng của thị trường ERP, nhiều công ty cung cấp phần mềm ERP liên tục mọc lên để lấp đầy chỗ trống thị trường, bắt đầu cạnh tranh với những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp.
Cùng Lạc Việt tìm hiểu 5 nhà cung cấp giải pháp phần mềm ERP uy tín, chuyên nghiệp trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, Lạc Việt cũng sẽ cung cấp thêm những thông tin liên quan để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp như:
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP trên thế giới và tại Việt Nam
- Tổng quan về khái niệm, lịch sử hình thành, vai trò của phần mềm ERP
- Các lưu ý trong khi cân nhắc lựa chọn hệ thống ERP phù hợp cho doanh nghiệp
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP trên thế giới và tại Việt Nam
Theo báo cáo từ statista.com, “Enterprise Resource Planning Software” – Tính đến năm 2024, phần mềm ERP đã trở thành một công cụ thiết yếu cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển.
5 Thống kê trong báo cáo từ cho thấy tầm quan trọng của hệ thống ERP:
- Thị trường ERP toàn cầu được định giá 50,57 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt 123,41 tỷ USD vào năm 2030.
- Chỉ 9% tổ chức cho biết họ không nhận được lợi ích (về ROI) sau khi triển khai ERP. Ít nhất 95% tổ chức cho rằng họ nhận thấy cải tiến trong các quy trình khác nhờ ERP.
- 80% tổ chức cho rằng hệ thống dữ liệu tập trung của ERP cho phép họ cùng phát triển các ứng dụng mới.
- ERP giúp giảm chi phí tồn kho trung bình 11%. Các công ty sản xuất hàng đầu đã giảm chi phí tồn kho tới 22% nhờ ERP.
- 86% tổ chức yêu cầu tính năng kế toán là một tính năng cốt lõi trong hệ thống ERP của họ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP cũng đang gia tăng đáng kể. Theo báo cáo từ VietnamNet và Nghiên cứu của Bộ Công Thương:
- VietnamNet ghi nhận rằng 38% doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai phần mềm ERP tính đến năm 2024, với xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thấy lợi ích từ việc áp dụng ERP.
- Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy 42% doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam đã triển khai phần mềm ERP, nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình xem xét hoặc lên kế hoạch triển khai hệ thống ERP trong tương lai gần. (Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo về Tình Hình Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin trong Doanh Nghiệp”, 2024)
Việc áp dụng ERP đã cho thấy những lợi ích đáng kể, bao gồm cải thiện quy trình quản lý, tăng cường khả năng dự đoán, phân tích dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Các nghiên cứu từ Forrester Research và McKinsey & Company chỉ ra rằng:
- Forrester Research cho biết doanh nghiệp áp dụng ERP đã thấy mức tăng trưởng doanh thu trung bình lên đến 15%, giảm chi phí vận hành từ 10% đến 20%. (Nguồn: Forrester Research, “The Business Impact of ERP”, 2024)
- McKinsey & Company lưu ý rằng các doanh nghiệp sử dụng ERP có khả năng cao hơn 30% trong việc đạt được mục tiêu tài chính, chiến lược so với các doanh nghiệp không sử dụng hệ thống ERP. (Nguồn: McKinsey & Company, “Global ERP Trends and Insights”, 2024)
1. Tổng quan về phần mềm ERP
Khái niệm
ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ thống tích hợp để quản lý điều hành toàn diện tất cả các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp từ hoạt động tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng cho đến dịch vụ khách hàng. Mục tiêu của ERP là cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động doanh nghiệp thông qua một hệ thống duy nhất, giúp tăng cường hiệu suất, cải thiện khả năng ra quyết định.
Bằng cách hợp nhất toàn bộ dữ liệu từ các bộ phận trên 1 nền tảng giúp loại bỏ sự rời rạc giữa các quy trình kinh doanh, tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, chia sẻ thông tin làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, dữ liệu về kho hàng có thể được chia sẻ với bộ phận bán hàng và tài chính để theo dõi hàng tồn kho, lập kế hoạch nhu cầu sản phẩm.
Lịch sử phát triển của phần mềm ERP
ERP đã trải qua một quá trình phát triển dài với nhiều giai đoạn khác nhau. Ban đầu, các doanh nghiệp chỉ sử dụng các hệ thống đơn lẻ cho các hoạt động cụ thể như quản lý tài chính hay sản xuất. Trong thập kỷ 1960 – 1970, các hệ thống MRP (Material Requirements Planning) ra đời, tập trung vào việc quản lý sản xuất tồn kho. Đây là tiền đề cho sự phát triển của ERP.
Vào những năm 1990, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, ERP bắt đầu phát triển thành các hệ thống tích hợp, kết nối toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những hệ thống ERP hiện đại không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như bán lẻ, dịch vụ, y tế, và chính phủ.
Vai trò
Một trong những lợi ích lớn nhất của ERP là khả năng giảm thiểu sự lặp lại và sai sót trong công việc. Ví dụ, khi dữ liệu được nhập vào hệ thống một lần, có thể được sử dụng cho nhiều quy trình khác nhau mà không cần nhập lại.
Ngoài ra, ERP còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn ngành một cách dễ dàng hơn. Các module quản lý tài chính của ERP thường có tính năng tự động hóa việc tạo báo cáo, theo dõi các nghĩa vụ thuế, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định giảm thiểu rủi ro.
ERP cũng là công cụ hữu ích trong việc cải thiện mối quan hệ khách hàng. Nhờ vào việc tích hợp dữ liệu từ các bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing, ERP giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
2. 5 Công ty cung cấp phần mềm ERP uy tín, chuyên nghiệp trên thị trường
Danh sách 5 Công ty cung cấp phần mềm ERP chuyên nghiệp – lâu đời với nhiều kinh nghiệm triển khai tại Việt Nam:
2.1 Hệ thống ERP LV-DX từ Công ty cổ phần tin học Lạc Việt
Công ty cổ phần tin học Lạc Việt (Lacviet Corp.) được thành lập 1994 là một trong những nhà cung cấp giải pháp công nghệ tiên phong tại Việt Nam mới tiền đề là từ điển Lạc Việt, tiếp theo đó là các phần mềm về quản trị nhân sự SureHCS, kế toán Accnet, đào tạo E Learning.
Với xu hướng quản trị trên một nền tảng hợp nhất vào đầu thế kỷ 21, Lạc Việt phát triển hệ thống quản trị, hoạch định nguồn lực ERP LV-DX hợp nhất dựa trên tiền đề các phần mềm quản trị từng mảng trước đó.
Theo đó, hệ thống LV-DX có đầy đủ nền tảng quản trị giúp doanh nghiệp vận hành số xuyên suốt đem lại hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất.
- LV-DX Collaboration: giải pháp văn phòng trọn gói, giúp thiết lập quy trình duyệt xe, xét duyệt, điều phối quản lý tình trạng sử dụng xe. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ quản lý công việc, lên lịch cuộc họp, gửi email thông báo, giúp phối hợp duy trì quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả.
- LV-DX People: giải pháp quản trị nguồn nhân lực, giúp quản lý thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự. Hệ thống này cũng hỗ trợ thanh toán chi phí, góp ý cải tiến hoạt động nhân sự nâng cao sự hài lòng của nhân viên.
- LV-DX CRM: giải pháp quản lý khách hàng, cơ hội kinh doanh, giúp quản trị trải nghiệm khách hàng toàn diện với các tính năng: quản lý tự động bảo mật thông tin; Tối ưu hiệu quả tiếp thị với giao diện thân thiện; Tạo cơ hội bán hàng, marketing truyền miệng; Dịch vụ khách hàng 24/7 tùy chỉnh theo yêu cầu.
- LV-DX Accounting: giải pháp quản lý tài chính – kế toán, giúp doanh nghiệp quản lý theo dõi các hoạt động tài chính một cách hiệu quả. Tính năng chính: Quản lý thu chi, công nợ; Tạo báo cáo tài chính tự động; Đảm bảo tính chính xác, bảo mật thông tin tài chính.
- LV-DX EXP: giải pháp quản lý trải nghiệm nhân viên theo thời gian thực với tính năng nổi bật như: Theo dõi mức độ hài lòng của nhân viên; Cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sự gắn kết; Đưa ra những phản hồi đề xuất cải tiến hiệu suất làm việc; Nhờ vào LV EXP, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm nhân viên.
- LV-DX e-Learning: giải pháp đào tạo trực tuyến, giúp các doanh nghiệp triển khai quá trình đào tạo, học tập một cách hiệu quả. Hệ thống hỗ trợ tạo và quản lý các khóa học trực tuyến; Theo dõi tiến độ học tập; Cung cấp tài liệu học tập đa dạng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, tiết kiệm thời gian cho cả giảng viên và học viên.
2.2 ERP Viidoo từ công ty Viindoo Technology
Giải pháp phần mềm ERP Viidoo được phát triển bởi công ty Viindoo Technology với mục tiêu tích hợp toàn bộ các quy trình từ quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, đến bán hàng và dịch vụ khách hàng trong một hệ thống duy nhất. Điểm mạnh của Viidoo là khả năng tùy chỉnh, tích hợp dễ dàng với các ứng dụng khác, giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
Chi phí triển khai: Viidoo ERP được đánh giá có chi phí triển khai hợp lý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường dao động từ 30.000.000 VND đến 100.000.000 VND, tùy thuộc vào cấu hình hệ thống và số lượng user sử dụng. Gói phần mềm được phân chia thành các module, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn những chức năng cần thiết mà không phải chi trả cho những tính năng không sử dụng.
Chi phí đào tạo: Đào tạo người dùng thường được bao gồm trong gói triển khai ban đầu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp yêu cầu đào tạo thêm hoặc chuyên sâu, chi phí đào tạo có thể dao động từ 5.000.000 VND đến 15.000.000 VND cho từng khóa đào tạo.
Chi phí bảo trì: Viidoo thường cung cấp dịch vụ bảo trì định kỳ với chi phí từ 10.000.000 VND đến 20.000.000 VND mỗi năm, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ yêu cầu.
2.3 FPT IS (FPT Information System)
FPT IS (FPT Information System) là một trong những công ty cung cấp phần mềm ERP hàng đầu tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai các hệ thống quản lý doanh nghiệp cho các tổ chức lớn. FPT IS cung cấp giải pháp ERP dựa trên nền tảng của SAP, Oracle, Microsoft Dynamics, tích hợp nhiều module từ quản lý tài chính, nhân sự, sản xuất, đến quản lý chuỗi cung ứng.
- Chi phí triển khai: Chi phí triển khai các nền tảng ERP lớn như SAP, Oracle ERP, Microsoft Dynamics qua FPT IS có thể rất cao, thường từ 1.000.000.000 VND đến 10.000.000.000 VND hoặc hơn, tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp của hệ thống.
- Chi phí đào tạo: Đào tạo người dùng thường không được bao gồm trong chi phí triển khai ban đầu, có thể tốn thêm từ 100.000.000 VND đến 300.000.000 VND, tùy thuộc vào số lượng người dùng và độ dài khóa đào tạo.
- Chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì hỗ trợ có thể từ 15% đến 20% giá trị hợp đồng triển khai hàng năm. Điều này có thể tương đương với từ 150.000.000 VND đến 2.000.000.000 VND mỗi năm.
2.4 Hệ thống MISA AMIS của công ty MISA
MISA AMIS là hệ thống ERP của công ty MISA, được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống này bao gồm các phân hệ quản lý tài chính kế toán, nhân sự, bán hàng, CRM giúp doanh nghiệp vận hành một cách đồng bộ trên 1 nền tảng hợp nhất. Điểm nổi bật của MISA AMIS là giao diện thân thiện, dễ sử dụng và chi phí triển khai hợp lý. MISA AMIS đã trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tự động hóa quy trình doanh nghiệp.
- Chi phí triển khai: MISA AMIS cung cấp các gói giải pháp với chi phí triển khai từ 20.000.000 VND đến 100.000.000 VND, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và số lượng phân hệ lựa chọn.
- Chi phí đào tạo: Đào tạo người dùng thường được miễn phí trong gói triển khai. Tuy nhiên, nếu yêu cầu đào tạo thêm, chi phí có thể từ 3.000.000 VND đến 10.000.000 VND cho từng khóa đào tạo.
- Chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì thường từ 10.000.000 VND đến 30.000.000 VND mỗi năm, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ, dịch vụ yêu cầu.
2.5 ERP Bravo do công ty Bravo phát triển
Bravo ERP là một giải pháp phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp do công ty Bravo phát triển, hướng đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Bravo ERP nổi bật với tính năng tùy biến linh hoạt, phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn. Hệ thống bao gồm các phân hệ quản lý tài chính, nhân sự, sản xuất, và chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hoạt động một cách hiệu quả. Bravo ERP cũng chú trọng đến khả năng mở rộng và tích hợp với các ứng dụng khác, cùng với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu quản lý phức tạp của các doanh nghiệp hiện đại.
- Chi phí triển khai: Có thể từ 100.000.000 VND đến 500.000.000 VND, phụ thuộc vào số lượng người dùng, phân hệ và mức độ tùy chỉnh yêu cầu.
- Chi phí đào tạo: thường từ 20.000.000 VND đến 50.000.000 VND, tùy thuộc vào số lượng nhân viên, số buổi đào tạo.
- Chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì thường khoảng 15% đến 20% giá trị hợp đồng triển khai hàng năm, tương đương với từ 15.000.000 VND đến 100.000.000 VND mỗi năm.
Lưu ý, trên đây chỉ là mức chi phí tham khảo, doanh nghiệp muốn biết chi tiết mức chi phí hiện tại hãy liên hệ với công ty cung cấp phần mềm ERP muốn sử dụng hệ thống ERP.
3. Lưu ý để chọn được công ty cung cấp phần mềm ERP chất lượng
3.1 Lựa chọn công ty có kinh nghiệm triển khai
Khi lựa chọn công ty cung cấp phần mềm ERP, yếu tố kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng. Công ty có nhiều năm kinh nghiệm triển khai ERP sẽ hiểu rõ các yêu cầu đặc thù của ngành nghề, từ đó tư vấn cung cấp giải pháp tối ưu nhất. Một công ty có hồ sơ dự án thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có khả năng đưa ra các giải pháp linh hoạt phù hợp hơn cho doanh nghiệp.
Uy tín của công ty cũng phản ánh chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Doanh nghiệp nên tìm hiểu về danh tiếng của nhà cung cấp qua các đánh giá từ khách hàng cũ, các giải thưởng, chứng nhận trong ngành, cũng như các đối tác chiến lược mà công ty đã hợp tác. Một nhà cung cấp có uy tín cao thường sẽ có cam kết lâu dài với khách hàng và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
3.2 Khả năng tùy chỉnh linh hoạt
Mỗi doanh nghiệp có đặc thù hoạt động riêng, do đó phần mềm ERP cần phải có khả năng tùy chỉnh để đáp ứng được các nhu cầu này. Nhà cung cấp phải đảm bảo phần mềm có thể được tùy chỉnh hoặc mở rộng theo các quy trình riêng biệt của doanh nghiệp, mà không ảnh hưởng đến tính ổn định, hiệu suất của hệ thống.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng chỉ các hệ thống On-Premise ERP (code riêng) mới có thể tùy chỉnh linh hoạt về tính năng, cấu hình hệ thống theo yêu cầu. Với những giải pháp thuê cloud ERP thì vấn đề tùy chỉnh rất hạn chế, đổi lại hình thức thuê lạ khá tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
3.3 Khả năng hỗ trợ bảo trì
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: ERP là một hệ thống phức tạp, yêu cầu sự hỗ trợ liên tục từ nhà cung cấp, đặc biệt trong giai đoạn triển khai vận hành ban đầu. Một công ty cung cấp phần mềm ERP chuyên nghiệp phải có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Khả năng đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kịp thời là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.
Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật, công ty cung cấp phần mềm ERP cần cam kết về dịch vụ bảo trì định kỳ, cập nhật hệ thống để đáp ứng các thay đổi trong môi trường kinh doanh, công nghệ.
3.4 Lưu ý về mức chi phí triển khai và tính hiệu quả
Doanh nghiệp cần xem xét chi phí triển khai ban đầu của hệ thống ERP, bao gồm các khoản như phí bản quyền phần mềm, phí triển khai, đào tạo nhân viên, tích hợp hệ thống. Một nhà cung cấp ERP uy tín sẽ cung cấp chi phí rõ ràng, minh bạch, không có các chi phí ẩn. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc khả năng tài chính của mình để đảm bảo lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.
Không chỉ quan tâm đến chi phí ban đầu, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn mà hệ thống ERP mang lại. Cần đo lường việc cải thiện hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao độ chính xác của dữ liệu, khả năng ra quyết định nhanh chóng. Một hệ thống ERP có chi phí hợp lý mang lại giá trị cao sẽ là lựa chọn ưu tiên cho doanh nghiệp.
Toàn bộ thông tin liên quan để doanh nghiệp chọn được công ty cung cấp phần mềm ERP chuyên nghiệp, chất lượng và phù hợp đã được Lạc Việt cung cấp chi tiết trong bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tư vấn triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp với mức chi phí thấp nhất hãy liên hệ ngay với Lạc Việt qua các thông tin bên dưới:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
- Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
- Email: info@lacviet.vn – Website: https://lacviet.vn
- Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh