Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

5 Bước quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả

Mục lục bài viết

Trong thị trường kinh doanh luôn ẩn chứa nhiều rủi ro chủ quan và khách quan đe dọa trực tiếp đến doanh thu, hình ảnh thương hiệu, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chuyên nghiệp doanh nghiệp hoàn toàn có thể đối mặt, phòng thủ và giảm thiểu tối đa thiệt hại. 

Cùng Lạc Việt tìm hiểu quản trị rủi ro là gì và làm thế nào để kiểm soát chúng tốt nhất qua bài viết dưới đây.

1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Ví dụ thực tế

Đầu tiên, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được và có tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… nhưng chính rủi ro cũng có thể mang đến cho con người những cơ hội và mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Theo Tony Merna, quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro. Hoạt động này sẽ hướng đến 3 mục tiêu chính: phải xác định được loại rủi ro, thực hiện phân tích một cách khách quan các loại rủi ro đặc thù, ứng phó với những loại rủi ro đó một cách phù hợp, hiệu quả.

quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì
Quản trị rủi ro là xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro

Doanh nghiệp nên có cách tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa hay giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Ví dụ về quản trị rủi ro

Khi ra chuẩn bị mở một phân xưởng mới, cấp lãnh đạo cần xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không mong muốn và có kế hoạch ứng phó phù hợp. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể bảo trì máy móc định kỳ, áp dụng phần mềm quản lý chất lượng, kết nối quan hệ với nhiều nhà cung cấp,…

2. Doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn nào?

Đối mặt với các rủi ro là một phần không thể tránh khỏi trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu rõ các loại quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp chuẩn bị và lập kế hoạch ứng phó hiệu quả.

Dưới đây là 4 loại rủi ro chính mà doanh nghiệp thường phải đối mặt:

  1. Rủi ro chiến lược
  2. Rủi ro hệ thống vận hành
  3. Rủi ro tài chính
  4. Rủi ro khách quan
quản trị rủi ro doanh nghiệp
4 Loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp phải

2.1 Rủi ro chiến lược

Chiến lược định hướng được xem như một bản đồ chỉ đường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình đang đi đâu và làm thế nào để đến được đích. 

Thông thường sẽ có 2 dạng rủi ro chiến lược chính: một là, chiến lược không phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh tổ chức; hai là, chiến lược đi sai hướng so với mục tiêu ban đầu vạch ra.

2.2 Rủi ro hệ thống vận hành

Rủi ro hệ thống vận hành liên quan đến cách thức hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề phát sinh từ các hoạt động nội bộ và quy trình làm việc, sản xuất, dịch vụ đến từ các bộ phận trong công ty. 

Một số ví dụ bao gồm:

  • Tiến độ công việc luôn trễ hạn dù sếp luôn “kè kè” nhắc việc mỗi ngày 
  • Nhân viên quên – sai sót – trùng lặp công việc vì thiếu quy trình làm việc rõ ràng.
  • Tìm kiếm thông tin và dữ liệu thủ công, tốn thời gian mà không có cơ chế tra cứu, theo dõi lịch sử hoạt động. 
  • Sếp giao việc thông qua Group chat Zalo, Skype, Messenger,…
  • Khi một giai đoạn trong quy trình làm việc sai lệch nhưng không có cách nào để kiểm tra

Để quản trị rủi ro doanh nghiệp trong trường hợp này, việc đầu tư vào một phần mềm quản trị quy trình làm việc tự động như LV-DX Dynamic Workflow. Nhờ vào hệ thống chuẩn hóa và số hóa tất cả quy trình, liên thông thành hệ sinh thái có thể quản lý, đo lường, điều phối cho phép doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế hoàn toàn những rủi ro có thể xảy ra. 

2.3 Rủi ro tài chính

Đây là các rủi ro liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính doanh nghiệp. Những thất thoát này có thể phát sinh từ các yếu tố như:

  • Sự biến động của tỷ giá hối đoái, lãi suất hoặc giá hàng hóa có thể ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ hoặc duy trì dòng tiền ổn định.
  • Khách hàng hoặc đối tác không thanh toán đúng hạn có thể làm giảm doanh thu và ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.
quản trị rủi ro doanh nghiệp
Các rủi ro liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính doanh nghiệp

2.4 Rủi ro khách quan

Ngoài những yếu tố kể trên thì vẫn còn tồn tại một số rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát và tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. 

Những rủi ro này thường đến từ môi trường bên ngoài và có thể bao gồm:

  • Suy thoái kinh tế, lạm phát hoặc các thay đổi lớn trong nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Các sự kiện như động đất, lũ lụt hoặc bão có thể gây thiệt hại về tài sản và làm gián đoạn hoạt động.
  • Các sự kiện chính trị như chiến tranh, bạo loạn hoặc thay đổi chính phủ có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

3. Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả

3.1 Đặt giả thiết các bối cảnh rủi ro có thể xảy ra

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hình dung và dự đoán tất cả trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai. Giai đoạn này yêu cầu người thực hiện cần có cái nhìn sâu rộng về thị trường đang hoạt động và thường xuyên cập nhật những biến đổi trên thị trường.

Để thống nhất trong định hướng đặt giả thiết, doanh nghiệp nên thiết lập các tiêu chí đánh giá và xác định cấu trúc của phân tích.

quản lý rủi ro doanh nghiệp
Hình dung và dự đoán tất cả trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai

3.2 Nhận diện các rủi ro tiềm ẩn

Việc nhận diện rủi ro bao gồm xem xét toàn bộ các hoạt động và quy trình của doanh nghiệp để xác định những điểm yếu hoặc lỗ hổng có thể dẫn đến rủi ro.

Doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như: Quy định pháp luật, xu hướng thị trường, thị trường tài chính, công nghệ kỹ thuật…. Sau đó sắp xếp từng loại rủi ro tương ứng với bối cảnh theo những cách sau:

  • Tiếp cận thông tin từ các nguồn liên quan như nhà cung cấp, khách hàng, chuyên gia ngành và nhân viên nội bộ để có cái nhìn đa chiều về những rủi ro có thể phát sinh. 
  •  Sử dụng các dữ liệu thu thập được để nhận diện rõ ràng các vấn đề hiện hữu cũng như các nguy cơ tiềm ẩn. 
  • Rà soát quy trình làm việc hiện tại, kiểm tra và nhận diện điểm hạn chế, lỗ hổng có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
  • Xem xét các sự cố đã xảy ra trong quá khứ để rút ra bài học và xây dựng các kịch bản giả định cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. 

Để tiết kiệm thời gian trong giai đoạn quản trị rủi ro doanh nghiệp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý quy trình làm việc. LV-DX Dynamic Workflow hiển thị chi tiết toàn bộ quy trình công việc và người thực hiện từng bước, cho phép cấp quản lý kịp thời phát hiện, xử lý khi có sự cố xảy ra. 

quản lý rủi ro doanh nghiệp
LV-DX Dynamic Workflow hiển thị chi tiết toàn bộ quy trình công việc và người thực hiện

3.3 Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Sau khi các rủi ro trong doanh nghiệp dần dần “hiện hình”, cấp quản lý cần tiếp tục phân tích và đánh giá xác suất xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng dựa trên các chỉ số như: Ước lượng tổn thất, thiệt hại doanh thu, thiệt hại về hình ảnh thương hiệu, chi phí giải quyết,…

quản trị rủi ro
Phân tích và đánh giá xác suất xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng

Bằng cách phân tích, đánh giá sâu về các rủi ro sẽ giúp bạn “nắm thóp” về từng trường hợp cụ thể và tầm ảnh hưởng của chúng đến các dự án hay mục tiêu của doanh nghiệp.

ChatbotAI được tích hợp vào các hệ thống phần mềm quản trị của LV-DX có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn phân tích, đánh giá và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra dựa trên số liệu báo cáo, dữ liệu đến từ tất cả phòng ban. Chỉ cần nhập câu hỏi, Chatbot AI sẽ tự động tổng hợp thông tin, phân tích và kết hợp xu hướng trị trường để cung cấp câu trả lời chính xác nhất.

quản lý rủi ro doanh nghiệp
Chatbot AI sẽ tự động tổng hợp thông tin và phân tích rủi ro

3.4 Đưa ra phương án xử lý rủi ro

Dựa vào đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xử lý cho từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện lần lượt theo thứ tự nghiêm trọng nhất.

Có 4 phương án để doanh nghiệp đối diện với những rủi ro tiềm ẩn:

  • Né tránh rủi ro: Loại bỏ hoàn toàn khả năng gặp phải rủi ro bằng cách tránh thực hiện các hoạt động hoặc quyết định có thể dẫn đến. Phương án này được sử dụng khi rủi ro có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng mà doanh nghiệp không thể chấp nhận. 
  • Kiểm soát, giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu khả năng xảy ra hoặc tác động nếu rủi ro xảy ra.
  • Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao trách nhiệm hoặc chi phí liên quan đến rủi ro cho bên thứ ba. Hình thức này thường được thực hiện thông qua việc mua bảo hiểm, ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ, hoặc thuê bên thứ ba quản lý rủi ro.
  • Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận rằng rủi ro là không thể tránh khỏi hoặc không đáng để kiểm soát và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi nó xảy ra.

3.5 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để theo dõi

Cuối cùng, doanh nghiệp cần tích hợp các phần mềm hệ thống quản lý chất lượng để theo dõi và đánh giá liên tục các rủi ro tiềm ẩn. Hệ thống này phải có tính năng giám sát các rủi ro đã được nhận diện và xử lý, đồng thời cập nhật các biện pháp phòng ngừa mới khi cần thiết.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lớn nhất đối trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp đó là thiếu dữ liệu để đánh giá và đo lường. Bởi vì đây đều là những vấn đề tiềm ẩn, chưa xảy ra nên việc “định hình” không phải dễ dàng. 

Giải pháp LV-DX Dynamic Workflow cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu, theo dõi tình hình rủi ro, từ đó thực hiện cải tiến liên tục. Việc này đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn được chuẩn bị tốt nhất trước các rủi ro có thể phát sinh.

Bên cạnh đó, phần mềm còn được trang bị tính năng theo dõi và giám sát tiến độ chính xác theo thời gian thực. Cả cấp quản lý và nhân viên đều có thể nắm rõ công việc nào đã hoàn thành/thất bại, nguyên nhân thất bại, người chịu trách nhiệm. Cung cấp báo cáo trực quan về mọi chỉ số trong quy trình kèm số liệu phân tích, đánh giá khoa học để cải tiến quy trình.

Như đã đề cập, rủi ro không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Bằng cách nhận diện, phân tích và quản trị quản trị rủi ro doanh nghiệp theo hệ thống, bạn không chỉ bảo vệ tổ chức trước những thách thức bất ngờ mà còn biến rủi ro thành cơ hội để làm “bàn đạp” cho sự tăng trưởng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Liên hệ tư vấn CDS