Chuyên mục
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Bài viết mới

Bài viết thú vị? Chia sẻ ngay:

Kế hoạch chuyển đổi số 2025-2030: Mục tiêu và định hướng cho doanh nghiệp

Mục lục bài viết

Kế hoạch chuyển đổi số doanh nghiệp đến năm 2025 – 2030 không chỉ đặt ra các mục tiêu cụ thể mà còn xác định những nhiệm vụ và giải pháp cần thiết, từ việc xây dựng nền tảng công nghệ, số hóa tài liệu đến toàn bộ quy trình làm việc.

Vậy mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch số hóa này là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện các mục tiêu do chính phủ đề ra? Theo dõi bài viết của Lạc Việt để tìm câu trả lời nhé!

1. Tổng quan kế hoạch chuyển đổi số doanh nghiệp đến năm 2025, định hướng 2030

1.1 Mục tiêu của kế hoạch

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg, mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn năm 2025 – 2023 là phát triển doanh nghiệp số và hạ tầng Công nghệ thông tin. 

  • Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số vào điều kiện thực tiễn, góp phần đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Cụ thể như tạo lập kho dữ liệu số đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin/dữ liệu, từng bước hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa theo yêu cầu lĩnh vực quản lý.
  • Kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp tạo ra một môi trường kinh doanh thông minh, linh hoạt, tăng cường khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng các thay đổi của thị trường.
  • Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh để tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhân viên, đối tác.

1.2 Nhiệm vụ và giải pháp cho doanh nghiệp

Tăng cường nhận thức về chuyển đổi số

  • Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của Chính phủ về chuyển đổi số.
  • Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nội dung về chủ trương, chính sách pháp luật bằng nhiều hình thức (tổ chức hội thảo, đăng tải các văn bản của Chính phủ về chuyển đổi số trên Cổng TTĐT của Doanh nghiệp…) để nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân sự về Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số; Quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp lãnh đạo, quản lý, người lao động về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.
  • Tăng cường vai trò của người đứng đầu trong chuyển đổi số. Xác định trách nhiệm người đứng đầu các cấp phải là nhân tố lãnh đạo, chỉ đạo tích cực nhất và quyết định sự thành công kế hoạch chuyển đổi số.
  • Toàn thể đội ngũ nhân sự trong Doanh nghiệp tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị phụ trách công nghệ thông tin;
kế hoạch chuyển đổi số
Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số vào điều kiện thực tiễn doanh nghiệp

Hoàn thiện môi trường pháp lý

  • Thực hiện nghiêm túc quy định về quy trình vận hành các hệ thống của Doanh nghiệp đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin và bộ tiêu chí công sở số, bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng phòng ban, lãnh đạo, nhân viên trong quá trình chuyển đổi số.
  • Ưu tiên thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số.
  • Cập nhật quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với giải quyết từng thủ tục hành chính các cấp phòng ban.

Phát triển hạ tầng số

  • Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kế hoạch chuyển đổi số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Doanh nghiệp, hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
  • Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị họp trực tuyến của Doanh nghiệp để nâng cao chất lượng công tác họp, trao đổi chuyên môn, phổ biến văn bản và đào tạo, tập huấn qua hình thức trực tuyến; triển khai mô hình phòng họp thông minh hướng đến mục tiêu họp không tập trung và không giấy tờ trên phạm vi toàn Doanh nghiệp.
  • Đẩy mạnh triển khai các cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý, góp phần hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở nội bộ;
  • Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại phòng ban hoặc toàn bộ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số (trang thiết bị công nghệ thông tin có tính năng bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, phần mềm chống mã độc, đường truyền Internet tốc độ cao để triển khai kết nối và xử lý dữ liệu trong tổ chức…); bổ sung chuyên mục về chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử của Doanh nghiệp.
kế hoạch số hóa doanh nghiệp
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

  • Triển khai hệ thống xác định, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng và kịp thời xử lý.
  • Tiếp tục mua bản quyền phần mềm diệt virus, bảo mật trên môi trường Internet, tường lửa và nâng cấp hệ điều hành Windows bản quyền cho toàn bộ hệ thống máy tính của Doanh nghiệp.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng, đảm bảo các cơ sở dữ liệu của Doanh nghiệp hoạt động liên tục, không bị gián đoạn; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống nếu khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

3. Định hướng triển khai kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam

Để đạt được các mục tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp cần xác định được hình thức và cách thức triển khai kế hoạch số hóa chuyên nghiệp, giải quyết được những “lỗ hổng” trong hành trình chuyển đổi số.

Dưới đây là đề xuất định hướng triển khai kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt.

  1. Xây dựng nền tảng dữ liệu, công nghệ
  2. Số hóa tài liệu
  3. Số hóa toàn bộ quy trình làm việc
  4. Chuyển đổi số tổng thể doanh nghiệp

3.1 Xây dựng nền tảng dữ liệu, công nghệ

Sự thiếu linh hoạt trong cơ sở dữ liệu và nền tảng công nghệ xưa cũ chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp mãi “vật lộn” với công cuộc chuyển đổi số. 

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần bắt đầu kế hoạch chuyển đổi số bằng việc xây dựng một hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc, bao gồm hệ thống máy chủ, mạng lưới và các công cụ quản lý dữ liệu. 

Ngoài ra, việc triển khai các nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), cơ sở dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một điều cần thiết vì chúng  giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý, phân tích dữ liệu tự động.

Kế hoạch chuyển đổi số doanh nghiệp
Xây dựng hạ tầng vững chắc, bao gồm hệ thống máy chủ, mạng lưới và các công cụ quản lý dữ liệu

3.2 Số hóa tài liệu

“Văn phòng không giấy” không còn là khái niệm xa lạ đối với những doanh nghiệp số. Việc chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu điện tử dưới dạng file PDF, excel, Word và lưu trữ online trên nền tảng chung của công ty là nhiệm vụ tất yếu trong hành trình chuyển đổi số.

Kế hoạch chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu điện tử và lưu trữ online

Để nhanh chóng hoàn thành giai đoạn số hóa tài liệu, doanh nghiệp nên tập trung vào các hạng mục sau:

  • Bước 1: Tổng hợp số lượng, chủng loại và số liệu cần số hóa.
  • Bước 2: Phân loại tài liệu, công nghệ/nền tảng để chuyển đổi dữ liệu sang dạng kỹ thuật số.
  • Bước 3: Tiến hành số hóa tài liệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ như OCR, OMR, ICR, IWR,…
  • Bước 4: Kiểm tra chất lượng và số lượng tài liệu sau khi chuyển đổi.

3.3 Số hóa toàn bộ quy trình làm việc

Không chỉ số hóa quy trình làm việc nội bộ, doanh nghiệp cần phải số hóa quy trình làm việc với khách hàng. 

Việc số hóa quy trình ở đa dạng khía cạnh giúp đội ngũ nhân viên nâng cao năng suất làm việc, giải quyết vấn đề nhanh chóng, giảm thiểu chi phí vận hành và nhân sự. Bên cạnh đó, quy trình làm việc với khách hàng trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, gia tăng sự hài lòng.

plan chuyển đổi số
Số hóa quy trình làm việc nội bộ và với khách hàng

Trong giai đoạn này, tốt hơn hết doanh nghiệp nên ứng dụng các phần mềm số hóa quy trình như LV-DX Dynamic Workflow để rút ngắn thời gian, giảm thiểu lỗi và gia tăng tốc độ xử lý. 

3.4 Chuyển đổi số tổng thể doanh nghiệp

Cuối cùng, để đạt được sự thành công trong kế hoạch chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thực hiện một chiến lược tổng thể, bao trùm mọi khía cạnh từ công nghệ, con người đến quy trình làm việc. Điều này đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. 

Các nhà lãnh đạo cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, đầu tư vào việc đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên, cũng như tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

Có một sự thật là số hóa riêng lẻ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác quản lý và kém hiệu quả. Chính vì vậy, nền tảng chuyển đổi số toàn diện như LV-DX là giải pháp tốt nhất có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu và kết nối mọi quy trình, dữ liệu, con người.

>> Bài viết cùng chủ đề

4. Giải pháp xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn diện Lạc Việt

Sau cùng, một kế hoạch chuyển đổi số hoàn chỉnh, toàn diện cần phải đáp ứng được những tiêu chí về môi trường làm việc, hạ tầng số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Bộ giải pháp toàn diện của Lạc Việt được thiết kế đáp ứng được hầu hết những nhu cầu và nhiệm vụ chuyển đổi giải pháp của doanh nghiệp trong giai đoạn 2025-2030 theo quy định Chính phủ.

LV-DX Collaboration – Kiến tạo không gian cộng tác số

LV-DX Collaboration kết nối nhân viên, quy trình kinh doanh và toàn bộ hoạt động nội bộ của doanh nghiệp trên 1 nền tảng duy nhất, kiến tạo không gian cộng tác toàn diện với hệ thống phần mềm chuyên nghiệp:

  • Nền tảng giúp cho doanh nghiệp có môi trường tương tác mạnh mẽ, truyền tải thông tin quan trọng ngay tức thời.
  • Hội họp trực tuyến không giới hạn thời gian, không giới hạn số cuộc họp, bảo mật cực cao, tùy biến dễ dàng.
  • Kho tài nguyên số linh hoạt, giải quyết khó khăn trong việc lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ, đồng bộ quản lý tài liệu, công văn, cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp.
giải pháp chuyển đổi số toàn diện
Không gian cộng tác số, gắn kết nhân viên

LV-DX Dynamic Workflow – Số hóa quy trình vận hành 

  • LV-DX Dynamic Workflow số hóa toàn bộ quy trình vận hành, quy trình nội bộ, quy trình điện tử thành hệ sinh thái có thể quản lý, đo lường, điều phối trên một nền tảng duy nhất.
  • Tích hợp với LV-DX Task cho phép tự động hóa luồng công việc và giao việc  chuẩn theo từng bước quy trình, lập deadline cho từng giai đoạn thực hiện.
  • Báo cáo tiến độ theo công việc, theo dự án real-time, quản lý todolist cá nhân/nhóm trực quan nhiều dạng.
  • Kết nối liên thông với trình ký điện tử/ký số LV-DX eSign, cho phép ký giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, hợp đồng lao động điện tử, phê duyệt ký số trong quy trình mọi lúc, mọi nơi.
  • Tích hợp chatbot AI giải đáp mọi truy vấn thông tin 24/7, giúp lãnh đạo kiểm tra, đối chứng số liệu nhanh chóng trước khi ký duyệt.

Đặc biệt, với tính năng phân quyền chặt chẽ theo chức danh, Hệ thống Lạc Việt đảm bảo mọi dữ liệu, quy trình làm việc của doanh nghiệp đều được đảm mật, đảm bảo an toàn thông tin mạng.

giải pháp chuyển đổi số
Giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
  • Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • Email: info@lacviet.vn – Website: https://lacviet.vn
  • Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Muốn đáp ứng được các mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số tới năm 2025, định hướng 2030 thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng môi trường làm việc và hạ tầng số. Để rút ngắn quá trình này, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống phần mềm chuyển đổi số toàn diện như Lạc Việt. Theo dõi chuyên mục Cẩm nang chuyển đổi số của chúng tôi để không bỏ qua những thông tin quan trọng.

Picture of Hồ Hiếu
Hồ Hiếu
Hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản trị doanh nghiệp và là chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp tiếp xúc hơn 300 CEO, CIO, CFO,…Xem thêm >>>
Bài viết liên quan
Nhận tin hữu ích
Đăng ký nhận tin
Chủ đề bạn quan tâm:

Liên hệ tư vấn CDS

Bằng cách nhấn vào nút Gửi yêu cầu, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của Lạc Việt.