Trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phần thuyết minh thường bị xem nhẹ thậm chí chỉ được sao chép theo mẫu có sẵn mà không phản ánh đúng tình hình thực tế. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng vai trò của phần này doanh nghiệp sẽ nhận ra đây không phải phần phụ mà là mảnh ghép quan trọng giúp giải thích rõ bản chất các con số trên báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là “cầu nối ngôn ngữ” giữa doanh nghiệp và những người đọc báo cáo như kiểm toán viên, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cả ban giám đốc nội bộ. Giúp người đọc hiểu rõ doanh nghiệp đang sử dụng chính sách kế toán nào? Tại sao một chỉ tiêu lại tăng hoặc giảm mạnh? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả tài chính?.
Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng cần minh bạch để phát triển bền vững, tiếp cận vốn tốt hơn, việc lập trình bày thuyết minh báo cáo tài chính một cách chính xác rõ ràng là yêu cầu không thể bỏ qua.
Bài viết này Lạc Việt sẽ giúp bạn:
- Hiểu rõ thuyết minh báo cáo tài chính là gì
- Nắm được nội dung cần có trong phần thuyết minh
- Biết cách trình bày thuyết minh hợp lý, minh bạch đúng quy định
- Ứng dụng công cụ hiện đại để đơn giản hóa quy trình lập, phân tích báo cáo
1. Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập không?
1.1 Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Thuyết minh báo cáo tài chính là phần trình bày bổ sung, chi tiết giải thích các thông tin đã được thể hiện trong ba báo cáo tài chính chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nếu 3 báo cáo chính là “phần số” thì thuyết minh chính là “phần chữ” đi kèm giúp người đọc hiểu được:
- Các nguyên tắc và chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng
- Nội dung chi tiết của các khoản mục lớn: tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…
- Các vấn đề đặc biệt như: cam kết tài chính, rủi ro tiềm ẩn, thay đổi chính sách trong kỳ, các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán…
Ví dụ: Trên bảng cân đối kế toán ghi nhận “Tài sản cố định: 5 tỷ đồng”. Nhưng phần thuyết minh sẽ làm rõ: đó là máy móc trị giá 3 tỷ, nhà xưởng 2 tỷ, khấu hao lũy kế là bao nhiêu, doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính trong 10 năm.

1.2 Ý nghĩa, vai trò thực tiễn trong hệ thống báo cáo tài chính
- Đối với nội bộ doanh nghiệp: Giúp lãnh đạo, kế toán trưởng, các phòng ban khác hiểu đúng bản chất tài chính doanh nghiệp để ra quyết định chính xác.
- Đối với kiểm toán viên: Là cơ sở để kiểm toán đánh giá tính tuân thủ, trung thực của báo cáo tài chính.
- Đối với cơ quan thuế và nhà đầu tư: Thuyết minh là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp minh bạch, chuyên nghiệp.
1.3 Quy định pháp luật: Doanh nghiệp nào cần lập? Lập theo mẫu nào?
Theo quy định của Bộ Tài chính:
- Tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đều phải lập, trình bày đầy đủ phần thuyết minh báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo năm.
- Doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC (doanh nghiệp nhỏ và vừa) sẽ trình bày thuyết minh theo mẫu riêng, đơn giản hơn.
- Doanh nghiệp áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC (doanh nghiệp lớn, niêm yết, có kiểm toán) sẽ sử dụng mẫu chi tiết hơn, yêu cầu cụ thể hơn về phân tích, giải trình, thông tin bổ sung.
Lưu ý: Thuyết minh phải nhất quán, logic với các số liệu đã thể hiện trong báo cáo tài chính. Bất kỳ sai lệch nào giữa phần “số” và phần “chữ” đều có thể khiến báo cáo bị đánh giá là thiếu minh bạch hoặc không hợp lệ.
2. Thuyết minh báo cáo tài chính gồm những nội dung gì?
Một bản báo cáo tài chính đầy đủ không thể thiếu phần thuyết minh. Thuyết minh là nơi thể hiện sự minh bạch, logic, nhất quán giữa các con số thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là các phần nội dung chính trong bản thuyết minh theo quy định hiện hành:

2.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Phần thông tin chung thường được đặt ở đầu bản thuyết minh nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cái nhìn sơ lược nhưng đầy đủ về tổ chức lập báo cáo tài chính. Đây là phần giúp xác định phạm vi pháp lý, quy mô, tính chất hoạt động, kỳ báo cáo từ đó tạo cơ sở để người đọc hiểu đúng, đánh giá chính xác các thông tin tiếp theo trong báo cáo.
Các nội dung bắt buộc trình bày bao gồm:
- Tên đầy đủ và tên viết tắt của doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh chính (ví dụ: sản xuất thiết bị điện, thương mại nội địa, dịch vụ logistics…)
- Hình thức sở hữu vốn (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn…)
- Địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh (nếu có)
- Kỳ kế toán áp dụng (năm tài chính: từ 01/01 đến 31/12 hay kỳ khác)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để lập báo cáo (thường là đồng Việt Nam hoặc đồng ngoại tệ nếu doanh nghiệp có giao dịch quốc tế chủ yếu)
Ví dụ minh họa cụ thể:
- Công ty TNHH ABC Việt Nam
- Ngành nghề chính: sản xuất bao bì carton, bao bì công nghiệp
- Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn tư nhân
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B2, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP. Hồ Chí Minh
- Kỳ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo: Việt Nam đồng (VND)
2.2 Chính sách kế toán áp dụng
Chính sách kế toán là phần thể hiện “cách thức doanh nghiệp hiểu, vận dụng các chuẩn mực kế toán” trong thực tiễn. Tùy vào từng doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực hoạt động mà các chính sách có thể linh hoạt trong khuôn khổ cho phép của Thông tư 200 hoặc 133.
Các nội dung thường được trình bày trong mục này gồm:
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho (FIFO – nhập trước xuất trước, bình quân gia quyền, thực tế đích danh…)
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định (tuyến tính, theo số lượng sản phẩm)
- Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ, xử lý chênh lệch tỷ giá
- Nguyên tắc lập, hoàn nhập các khoản dự phòng
Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá trị hàng tồn kho. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp tuyến tính, trong thời gian 10 năm đối với máy móc thiết bị sản xuất, 5 năm đối với phương tiện vận tải. Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu sản phẩm đã chuyển giao cho khách hàng, có khả năng thu hồi được tiền.
Giá trị doanh nghiệp nhận được:
- Giúp kiểm toán viên hiểu rõ nền tảng lập báo cáo, từ đó đánh giá tính hợp lý của các khoản mục
- Tránh tranh cãi khi có sự khác biệt số liệu giữa các kỳ (do thay đổi chính sách hoặc phương pháp tính)
- Tăng tính so sánh, minh bạch giữa các kỳ báo cáo hoặc với doanh nghiệp cùng ngành
2.3 Thuyết minh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Đây là phần “giải mã” cho các con số lớn được trình bày tóm tắt trên bảng cân đối kế toán. Người đọc thường sẽ quan tâm “doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản”, tài sản đó bao gồm những gì, đến từ đâu, có rủi ro hay không.
Các nhóm chỉ tiêu cần thuyết minh sâu gồm:
Tài sản ngắn hạn:
- Tiền và tương đương tiền: ghi rõ tài khoản ngân hàng, tiền mặt, tiền gửi kỳ hạn ngắn
- Khoản phải thu khách hàng: chi tiết theo đối tượng, số tiền, kỳ hạn nợ, dự phòng nợ xấu
- Hàng tồn kho: phân tích theo nhóm hàng (nguyên vật liệu, thành phẩm…), nêu rõ phương pháp tính giá
Tài sản dài hạn:
- Tài sản cố định: phân loại hữu hình – vô hình, nguyên giá – giá trị còn lại – khấu hao lũy kế
- Đầu tư tài chính dài hạn: cổ phần nắm giữ, khoản góp vốn liên doanh
Nguồn vốn:
- Vay và nợ: phân tích nợ ngắn hạn – dài hạn, lãi suất, tài sản thế chấp (nếu có)
- Vốn chủ sở hữu: ghi nhận số vốn góp thực tế, lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển
Lợi ích doanh nghiệp nhận được:
- Giúp kiểm toán dễ xác minh, đối chiếu từng khoản mục
- Tạo niềm tin với đối tác, nhà đầu tư về độ chi tiết, minh bạch
- Hạn chế rủi ro khi thanh tra, nhờ thông tin đã được thuyết minh rõ từ đầu
2.4 Thuyết minh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình sinh lời của doanh nghiệp trong kỳ. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về nguyên nhân thay đổi lợi nhuận, cơ cấu doanh thu, hay tính chất của các khoản chi phí, phần thuyết minh là yếu tố không thể thiếu.
Các nội dung cần thuyết minh chi tiết gồm:
- Cơ cấu doanh thu: Giải thích rõ doanh thu đến từ đâu, theo sản phẩm, dịch vụ, khu vực địa lý hoặc nhóm khách hàng. Nếu doanh thu tăng hoặc giảm mạnh so với kỳ trước, cần nêu rõ nguyên nhân.
Ví dụ: Doanh thu tăng 20% so với năm trước, chủ yếu do mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản, chiếm 35% tổng doanh thu. - Chi phí tài chính: Chi tiết lãi vay, tổn thất do chênh lệch tỷ giá, chi phí phát sinh từ công cụ tài chính nếu có. Nếu chi phí tài chính tăng cao, cần giải thích rõ ràng để tránh hiểu lầm doanh nghiệp đang “mất kiểm soát dòng tiền”.
Ví dụ: Chi phí tài chính kỳ này là 520 triệu đồng, tăng 180 triệu so với năm trước do phát sinh lãi vay từ khoản vay đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Trình bày lý do tăng/giảm từng loại chi phí (quảng cáo, khuyến mãi, nhân sự, khấu hao thiết bị văn phòng…). Nêu rõ các khoản đột biến nếu có.
- Thu nhập và chi phí khác: Những khoản không đến từ hoạt động kinh doanh chính như thanh lý tài sản, tiền phạt hợp đồng, lãi bán đầu tư tài chính… cần được thuyết minh rõ nguồn gốc tính chất là thường xuyên hay bất thường.
- Giải thích biến động lợi nhuận: So sánh lợi nhuận sau thuế kỳ này với kỳ trước, làm rõ yếu tố chính dẫn đến thay đổi. Đây là nội dung kiểm toán viên, nhà đầu tư rất quan tâm.
Lợi ích thực tế doanh nghiệp nhận được:
- Giúp ban lãnh đạo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua con số tổng, qua từng cấu phần.
- Hỗ trợ giải trình minh bạch với cơ quan thuế, kiểm toán, đối tác khi có biến động bất thường.
- Là công cụ để điều chỉnh chi phí, cơ cấu doanh thu, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận cho kỳ tiếp theo.
2.5 Thuyết minh các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền thực tế vào – ra của doanh nghiệp trong kỳ. Phần thuyết minh có vai trò làm rõ những khoản thu – chi có giá trị lớn, bất thường hoặc không tương ứng với kết quả kinh doanh.
Nội dung cần thuyết minh:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Nếu dòng tiền âm dù lợi nhuận vẫn dương, cần lý giải (ví dụ: doanh nghiệp tăng công nợ phải thu, đầu tư hàng tồn kho…). Ngược lại, dòng tiền dương bất thường cần nêu rõ nguồn (khách hàng ứng trước, giảm mạnh chi phí…).
Ví dụ: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 1,5 tỷ do tăng đầu tư hàng tồn kho phục vụ đơn hàng xuất khẩu quý I năm sau. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Nêu chi tiết các khoản chi cho đầu tư tài sản cố định, mua cổ phần, hoặc thu tiền từ thanh lý tài sản. Những khoản đầu tư mới cần thuyết minh rõ mục đích, kế hoạch hoàn vốn.
Ví dụ: Doanh nghiệp chi 2,2 tỷ để mua dây chuyền sản xuất bao bì mới, kỳ vọng hoàn vốn sau 18 tháng. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Làm rõ dòng tiền đến từ đâu: tăng vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, dòng tiền đi ra là gì: trả nợ gốc, chi trả cổ tức.
Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp vay thêm 3 tỷ từ BIDV để bổ sung vốn lưu động và trả nợ 1 tỷ cho khoản vay cũ tại Vietcombank.
Lợi ích doanh nghiệp nhận được:
- Có thể đánh giá được khả năng thanh toán thực tế, dựa vào lợi nhuận trên sổ sách.
- Chủ động hơn trong kế hoạch quản trị dòng tiền, tránh thiếu hụt khi đến kỳ trả nợ hoặc cần chi tiêu lớn.
- Giúp đối tác, ngân hàng hiểu rõ doanh nghiệp có kiểm soát được dòng tiền hay không, từ đó nâng cao khả năng vay vốn.
2.6 Thuyết minh các thông tin khác
Ngoài các số liệu tài chính cơ bản, doanh nghiệp còn có những yếu tố “ẩn” có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính nhưng không được phản ánh trực tiếp trên báo cáo. Phần này cần thuyết minh chi tiết để đảm bảo tính đầy đủ, trung thực.
Các nội dung chính gồm:
- Cam kết tài chính: Như hợp đồng thuê tài chính dài hạn, bảo lãnh ngân hàng cho công ty con, thế chấp tài sản cho khoản vay. Những cam kết này dù chưa phát sinh chi phí ngay lập tức nhưng tiềm ẩn nghĩa vụ tài chính trong tương lai.
Ví dụ: Doanh nghiệp đang thế chấp quyền sử dụng đất trị giá 8 tỷ đồng tại ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay 4 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng. - Dự phòng: Nêu rõ lý do lập dự phòng, số tiền, phương pháp tính. Thuyết minh phải thể hiện rõ rằng doanh nghiệp chủ động đánh giá rủi ro, trích lập phù hợp, thay vì đợi đến khi rủi ro xảy ra mới phản ánh chi phí.
Ví dụ: Trích lập dự phòng 300 triệu đồng cho khoản công nợ khách hàng quá hạn trên 120 ngày, có dấu hiệu mất khả năng thanh toán. - Rủi ro tài chính: Bao gồm rủi ro tỷ giá (với doanh nghiệp nhập khẩu/xuất khẩu), rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất nếu có nhiều khoản vay thả nổi. Việc chủ động nhận diện, trình bày giúp nâng cao uy tín, khả năng phòng ngừa của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp có khoản vay bằng USD trị giá 200.000 USD, tỷ giá tăng 2% trong kỳ khiến chi phí tài chính tăng tương ứng 100 triệu đồng.
Giá trị doanh nghiệp nhận được:
- Giúp các bên liên quan đánh giá đầy đủ, trung thực về khả năng tài chính, kể cả những yếu tố chưa xuất hiện trên sổ sách.
- Chủ động trong việc quản trị rủi ro, từ đó có kế hoạch phòng ngừa và điều chỉnh phù hợp.
3. Tại sao thuyết minh báo cáo tài chính lại quan trọng với nhà quản lý, nhà đầu tư và kiểm toán?
3.1 Đối với doanh nghiệp nội bộ: giúp kiểm soát và giải trình rõ ràng
Trong nội bộ doanh nghiệp, thuyết minh báo cáo tài chính là công cụ giúp bộ phận tài chính kế toán giải thích chi tiết các con số đã trình bày, đồng thời giúp ban giám đốc hiểu rõ bản chất các khoản mục lớn, những thay đổi tài chính trong kỳ.
Ví dụ, nếu lợi nhuận trong năm giảm mạnh dù doanh thu vẫn ổn định, phần thuyết minh có thể làm rõ nguyên nhân đến từ chi phí tài chính tăng do lãi vay cao hơn, hoặc từ khoản chi phí bất thường phát sinh. Những phân tích như vậy giúp doanh nghiệp:
- Kiểm soát được rủi ro tài chính, từ đó điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời
- Giải trình dễ dàng với các bộ phận liên quan khi có câu hỏi về số liệu tài chính
- Đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng, tiết giảm chi phí dựa trên thông tin đầy đủ, chính xác
3.2 Đối với cơ quan thuế, kiểm toán: làm rõ bản chất các chỉ tiêu tài chính
Khi báo cáo tài chính được gửi đến cơ quan thuế hoặc kiểm toán độc lập, phần thuyết minh chính là căn cứ để đối chiếu, đánh giá tính trung thực, hợp lý của số liệu kế toán.
Nếu báo cáo có những khoản mục lớn hoặc biến động bất thường (ví dụ: dự phòng công nợ tăng cao, giảm chi phí khấu hao đột ngột…), cơ quan kiểm toán sẽ không thể đánh giá được mức độ chính xác nếu thiếu phần thuyết minh đi kèm.
Doanh nghiệp càng thuyết minh rõ ràng, có căn cứ, nhất quán thì càng:
- Giảm nguy cơ bị loại trừ ý kiến khi kiểm toán
- Thuận lợi khi giải trình với cơ quan thuế, tránh rủi ro bị truy thu hoặc phạt do hiểu sai dữ liệu
- Tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, nhất là trong kỳ quyết toán
3.3 Đối với nhà đầu tư, ngân hàng: tăng độ tin cậy và khả năng huy động vốn
Nhà đầu tư và ngân hàng không chỉ nhìn vào con số tổng lợi nhuận hay doanh thu. Họ cần biết:
- Doanh nghiệp đang làm ăn dựa vào nguồn thu nào?
- Chi phí phát sinh có bền vững không?
- Dòng tiền thực có ổn định không?
Ví dụ: Nếu lợi nhuận tăng mạnh, thuyết minh có thể chỉ rõ rằng nguyên nhân là nhờ thanh lý tài sản hoặc hoàn nhập dự phòng tức là không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đây là thông tin cực kỳ quan trọng trong đánh giá sức khỏe dài hạn của doanh nghiệp.
Tóm lại, một bản thuyết minh rõ ràng, đầy đủ, mạch lạc giúp doanh nghiệp:
- Tạo dựng niềm tin với bên ngoài
- Tăng cơ hội vay vốn, gọi vốn thành công
- Khẳng định tính minh bạch, chuyên nghiệp trong quản trị tài chính

4. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
Thuyết minh báo cáo tài chính không chỉ là một thủ tục hành chính mà thực chất là một phần quan trọng giúp minh bạch hóa các số liệu tài chính, giải trình chính sách kế toán, cung cấp ngữ cảnh đầy đủ để người đọc hiểu đúng về tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bản thuyết minh thực sự phát huy giá trị, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình lập bài bản, tránh những lỗi phổ biến, trình bày theo cách dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng.
4.1 Quy trình lập: thu thập dữ liệu, phân tích, trình bày đúng mẫu
Một bản thuyết minh tốt không thể được viết vội vàng vào phút cuối cùng của kỳ báo cáo. Dưới đây là quy trình lập thuyết minh theo từng bước cơ bản:
Bước 1: Thu thập dữ liệu từ hệ thống kế toán
- Lấy dữ liệu từ các phần mềm kế toán, phân hệ sổ cái, báo cáo tổng hợp
- Đối chiếu số liệu giữa báo cáo tài chính, các sổ chi tiết (ví dụ: số dư tài sản cố định, công nợ, doanh thu, chi phí)
Bước 2: Rà soát các chính sách kế toán đang áp dụng
- Xác định chính xác phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng cho từng chỉ tiêu (ví dụ: phương pháp khấu hao, định giá hàng tồn kho…)
- Ghi lại đầy đủ, nhất quán để đảm bảo tính logic giữa các kỳ
Bước 3: Viết thuyết minh theo mẫu chuẩn
- Tuân theo các mẫu quy định tại Thông tư 133 (cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) hoặc Thông tư 200 (cho doanh nghiệp lớn)
- Mỗi phần thuyết minh nên gắn với một chỉ tiêu cụ thể, kèm giải thích ngắn gọn, số liệu minh chứng
Bước 4: Kiểm tra, rà soát
- Kiểm tra xem số liệu có khớp với báo cáo tài chính chính không
- Đảm bảo không có chỗ mâu thuẫn giữa phần “số” và phần “chữ”
4.2 Những lỗi thường gặp: không khớp số liệu, thiếu thông tin, dùng ngôn ngữ quá kỹ thuật
Trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính, chúng tôi ghi nhận nhiều lỗi phổ biến ở phần thuyết minh, dẫn đến việc bị đánh giá không đạt chuẩn hoặc gây hiểu nhầm cho người đọc:
- Lỗi 1: Không khớp số liệu giữa báo cáo và thuyết minh
Ví dụ: Bảng cân đối kế toán ghi nhận tài sản cố định là 10 tỷ đồng nhưng phần thuyết minh lại chỉ liệt kê tổng cộng 8,5 tỷ do thiếu thông tin hoặc chưa cập nhật số liệu khấu hao. Điều này khiến báo cáo bị nghi ngờ về tính chính xác.
- Lỗi 2: Thiếu thông tin quan trọng
Một số doanh nghiệp bỏ qua phần giải thích cho các khoản mục lớn như khoản phải thu lâu ngày, khoản dự phòng hay thay đổi chính sách kế toán. Việc này khiến người đọc không hiểu được bức tranh tài chính một cách đầy đủ.
- Lỗi 3: Dùng ngôn ngữ kỹ thuật quá phức tạp hoặc trình bày rối rắm
Nhiều bản thuyết minh được viết theo kiểu sao chép từ thông tư, mang tính học thuật, gây khó khăn cho nhà quản lý, nhà đầu tư không chuyên tài chính. Thuyết minh nên viết ngắn gọn, có ví dụ minh họa, diễn đạt theo ngôn ngữ dễ hiểu.
4.3 Gợi ý mẫu trình bày rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu
Để đảm bảo phần thuyết minh dễ được tiếp nhận bởi cơ quan quản lý, các bên liên quan, doanh nghiệp nên tuân thủ một số nguyên tắc trình bày sau:
- Mỗi nội dung nên có tiêu đề phụ rõ ràng, ví dụ: “Thuyết minh khoản phải thu khách hàng”, “Chính sách khấu hao tài sản cố định”…
- Sử dụng bảng biểu để minh họa số liệu, thay vì diễn giải toàn bộ bằng văn bản dài dòng. Ví dụ: bảng tổng hợp tài sản cố định, bảng chi tiết công nợ…
- Dùng ngôn ngữ trung tính, dễ hiểu, không lạm dụng thuật ngữ hoặc trích dẫn nguyên văn từ chuẩn mực kế toán
- Trình bày khoa học, đồng bộ về font, cỡ chữ, giãn dòng để thuận tiện cho việc in ấn, lưu trữ, kiểm toán
Tóm lại, lập thuyết minh báo cáo tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp truyền tải đúng thông điệp tài chính, bảo vệ mình khi làm việc với kiểm toán hoặc cơ quan thuế, xây dựng sự tin tưởng với nhà đầu tư hoặc đối tác. Việc đầu tư cho phần thuyết minh từ dữ liệu, cách viết đến cách trình bày là hoàn toàn xứng đáng nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, minh bạch trong thời đại cạnh tranh.
5. Sử dụng phần mềm công cụ hỗ trợ lập thuyết minh báo cáo tài chính
5.1 Lập tự động bằng phần mềm kế toán (AccNet, LV-DX Accounting…)
Việc lập thuyết minh báo cáo tài chính hoàn toàn có thể được tự động hóa nhờ vào các phần mềm kế toán chuyên dụng hiện nay. Thay vì trích xuất số liệu thủ công, doanh nghiệp có thể:
- Tự động lấy dữ liệu từ các phân hệ kế toán: bán hàng, mua hàng, công nợ, kho, tiền mặt…
- Xuất báo cáo theo đúng mẫu Thông tư 133 hoặc 200 mà không cần căn chỉnh lại
- Đảm bảo nhất quán số liệu giữa báo cáo tài chính và phần thuyết minh
Giá trị mang lại:
- Tiết kiệm thời gian lập báo cáo từ vài ngày xuống còn vài giờ
- Hạn chế tối đa lỗi số học, sai lệch chỉ tiêu
- Phù hợp với cả doanh nghiệp vừa, nhỏ, hoặc không có đội ngũ kế toán chuyên sâu
5.2 Ứng dụng LV Financial AI Agent
Một bước tiến xa hơn trong quản lý tài chính doanh nghiệp hiện nay chính là ứng dụng AI để hỗ trợ phân tích và thuyết minh dữ liệu tài chính một cách thông minh. Công cụ tiêu biểu như LV Financial AI Agent được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp muốn:
- Tự động phát hiện các chỉ tiêu bất thường: dòng tiền âm, doanh thu biến động mạnh, chi phí tăng cao bất hợp lý
- Gợi ý lý do, giải pháp tài chính dựa trên mô hình học máy, dữ liệu lịch sử
- Trình bày thuyết minh báo cáo bằng ngôn ngữ dễ hiểu, có cấu trúc, giúp người không chuyên vẫn dễ dàng tiếp cận

Lạc Việt Financial AI Agent giải quyết các “nỗi lo” của doanh nghiệp
Đối với phòng kế toán:
- Giảm tải công việc xử lý báo cáo cuối kỳ như tổng kết, quyết toán thuế, lập ngân sách.
- Tự động tạo các báo cáo dòng tiền, thu hồi công nợ, báo cáo tài chính chi tiết trong thời gian ngắn.
Đối với lãnh đạo:
- Cung cấp bức tranh tài chính toàn diện theo thời gian thực, giúp ra quyết định nhanh chóng.
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc tức thì về các chỉ số tài chính, cung cấp dự báo chiến lược tài chính mà không cần chờ đợi từ các bộ phận liên quan.
- Cảnh báo rủi ro tài chính, gợi ý giải pháp tối ưu hóa nguồn lực.
Financial AI Agent của Lạc Việt không chỉ là một công cụ phân tích tài chính mà còn là một trợ lý thông minh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ, quản lý “sức khỏe” tài chính một cách toàn diện. Với khả năng tự động hóa, phân tích chuyên sâu, cập nhật real-time, đây là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình quản trị tài chính, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thuyết minh báo cáo tài chính là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin, xây dựng lòng tin với các bên liên quan, tăng khả năng tiếp cận vốn, đối tác hay cơ hội đầu tư. Một bản thuyết minh được lập đúng, đủ, rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng giải trình, kiểm soát rủi ro tài chính, ra quyết định chiến lược một cách chính xác hơn.